Không gian đọc hy vọng của Đỗ Hà Cừ

Thứ 6, 28/10/2016 | 15:52:43
2,778 lượt xem

Ngày nay, sự xuất hiện của điện thoại thông minh, đối với nhiều bạn trẻ, những cuốn sách dường như đã không còn sức hút, việc đọc sách trở nên lười biếng hơn. Vậy nhưng vẫn luôn có những người "thủ thư" từng ngày thầm lặng mà kiên trì bảo lưu, gìn giữ bao nét đẹp của văn hóa đọc. VÌ vậy, mặc dù mang trong mình bao đau đớn từ di chứng chất độc màu da cam, anh Đỗ Hà Cừ (tổ 35, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình) vẫn luôn khao khát có thể nhân rộng lên tình yêu với sách, với "kho tàng tri thức của nhân loại".

"Không gian đọc hy vọng" của anh Đỗ Hà Cừ .

Anh Đỗ Hà Cừ (tổ 35, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình) là một thủ thư đặc biệt như vậy. Nếu đã quá mỏi mệt bởi cuộc sống tấp nập, đầy áp lực, căng thẳng, chúng ta hãy dành chút thời gian, bước vào "Không gian đọc hy vọng" của anh. Tại đây, không chỉ để đọc sách, để thấy bản thân mình đã thật may mắn mà còn để cảm nhận tình yêu thương luôn đong đầy trong căn nhà bé nhỏ.

Không gian thu hút nhiều bạn trẻ ham đọc đến để tìm hiểu kiến thức.

"Con vẫn tuyệt vời, không sao cả!" là lời  của bà Nguyễn Thị Kim Sơn luôn dành cho anh. Trong nhà, người mà anh Cừ yêu thương nhất, chắc chắn là mẹ. Có nhiều vần thơ mà anh dành cho mẹ lắm! Bởi mỗi khi mẹ có cảm xúc đặc biệt, hay có điều gì không vui, chẳng làm được gì, anh chỉ có thể sáng tác thơ để an ủi mẹ mà thôi! Di chứng chất độc màu da cam khiến cho người con hiếu thảo Đỗ Hà Cừ, chỉ có một ngón tay có thể hoạt động bình thường. Ngoài nằm, ngồi xe lăn, cuộc sống của anh hoàn toàn phụ thuộc vào những người thân yêu trong gia đình.

Anh Cừ chẳng biết tình yêu với những cuốn sách đã xuất hiện trong anh từ khi nào, có lẽ ngay cả trước khi anh biết đọc, biết viết. Nhưng một điều chắc chắn rằng tình yêu ấy như chiếc cầu nối vững bền, giúp gắn kết hơn mọi thành viên trong gia đình anh vì cả bố, mẹ và các em đều yêu và trân trọng từng cuốn sách. Điều đó phần nào đã tạo nên nguồn cảm hứng trong anh, để rồi ngày 24-7-2015, sau bao gian khó, "Không gian đọc Hy vọng" của Đỗ Hà Cừ cũng đã được chính thức khai trương. Anh chẳng được đến trường ngày nào, nên sách đã trở thành những người thầy, người bạn trong suốt 32 năm qua và cả quãng đường sắp tới. Giờ đây, lại chính những cuốn sách đã giúp anh có thêm những người bạn mới và cũng giúp anh tự cảm thấy mình thật "giàu có", khi có thể san sẻ với tất cả mọi người. 

Đã nhiều tháng ngày, cô Nguyễn Thị Hoa (giáo viên bộ môn Văn của trường THCS Lương Thế Vinh) luôn băn khoăn: Cuộc sống hiện đại ngày càng đủ đầy liệu có làm các em học sinh bớt trân trọng những điều mà mình đang có? Và làm thế nào để có thể vừa dạy các em kiến thức trên lớp, vừa trao truyền kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang thật tốt cho các em trước khi bước vào đời. Từ những suy nghĩ, băn khoăn ấy, cô Hoa đã phối hợp với Ban phụ huynh để tổ chức nên một giờ học ngoại khóa ý nghĩa và cũng thật thoái mái, vui vẻ dành cho các em học sinh trong đội tuyển văn của trường. Điều đặc biệt, giờ học ngoại khóa được tổ chức tại không gian đọc Hy vọng của chàng trai khuyết tật Đỗ Hà Cừ. Tham gia khóa đọc, em Nguyễn Thu Hà (Lớp 9A1, trường THCS Lương Thế Vinh) cho biết: “Điều làm em ấn tượng nhất là sự lạc quan, luôn nở nụ cười của anh Cừ, như cô giáo đã dạy trên lớp rằng: tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người. Nụ cười ấy như tiếp thêm nghị lực cho chúng em dù có gặp khó khăn trong cuộc sống cũng hãy luôn lạc quan, mạnh mẽ vững bước trên con đường của mình."

"Không gian đọc hy vọng" của anh Đỗ Hà Cừ  tiếp nhận sách từ các trường học.

Tình yêu với những cuốn sách, niềm trăn trở về văn hóa đọc đang ngày càng mai một trong giới trẻ và khát khao có thể gây dựng thêm nhiều tủ sách ở làng quê, ở những nơi thực sự cần tới sách đã được Đỗ Hà Cừ chia sẻ. Anh coi các em học sinh như những người bạn, những người đã đủ trưởng thành để có thể cùng chung tay giúp đỡ và gây dựng nên nhiều tủ sách ý nghĩa. Có lẽ bởi vậy mà nhiều bạn học sinh trước giờ thường chỉ đam mê mạng xã hội hay những trò chơi trên máy tính, điện thoại bỗng nhiên cũng cảm thấy mình cần thay đổi. Một người khuyết tật gặp nhiều khó khăn ngay cả từ những việc giản đơn trong cuộc sống như anh Cừ lại yêu những cuốn sách, tâm huyết với văn hóa đọc đến vậy thì tại sao mình có thể lãng phí thời gian.

 Nhận xét về không gian văn hóa đọc của Đỗ Hà Cừ, anh Trần Đức Luân (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) nói: Mình vừa trở về từ Nhật Bản, được tin về không gian đọc Hy vọng của anh Đỗ Hà Cừ, mình đã từ Mỹ Lộc, Nam Định sang đây để xem mô hình không gian đọc của anh, và cảm rất khâm phục anh Cừ. Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng anh là người luôn lạc quan. Mình rất mong muốn có thể noi gương anh, gây dựng một không gian đọc tại khu dân cư mà mình đang sinh sống."

Đối với chàng trai 32 tuổi Đỗ Hà Cừ, cuộc sống có lẽ đã không công bằng khi anh chẳng thể chạy nhảy, nô đùa cùng chúng bạn, chẳng thể hiểu nổi cảm giác cắp sách đến trường hay những khi rộn rã mùa thi,... 32 năm qua và cả những bước đường tương lai sắp tới, anh vẫn mãi là đứa trẻ bé nhỏ trong vòng tay ốm ấp, vỗ về, chở che, dìu dắp của bố mẹ. Bởi vậy, hãy một lần đến với "Không gian đọc Hy vọng" để mỗi chúng ta có thêm thật nhiều nghị lực vượt qua mọi gian khó và để hiểu rằng mình cần sống tốt hơn.
  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...