Trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có hai tiêu chí về văn hóa là tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí số 16 (thôn làng đạt văn hóa). Đây là hai trong số những tiêu chí khó, cần sự đồng thuận và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân, là một xã có xuất phát điểm thấp như An Châu (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thì điều khó khăn còn nhân lên gấp nhiều lần. Nhưng bằng việc tận dụng nhà trẻ của thôn và nhà văn hóa của xã cải tạo lại thành nhà văn hóa thôn có sân vận động liền kề là cách mà An Châu đã thực hiện.
Một buổi sinh hoạt Đảng tại nhà văn hóa thôn An Nạp.
Hiện nay, thôn An Nạp, xã An Châu, huyện Đông Hưng đã có nhà văn hóa thoáng mát, rộng rãi. Nhớ lại trước đây, khi xã chưa thực hiện xây dựng nông thôn mới, thôn An Nạp là thôn có số lượng Đảng viên nhiều nhất xã với 73 đảng viên, mỗi lần họp thôn lại phải nhờ một ngôi chùa nhỏ để họp. Mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng, do vậy, mà nội dung các cuộc họp cũng được triển khai nhanh chóng…. Nhưng giờ thì khác, có nhà văn hóa rộng rãi khang trang, không chỉ là các cuộc họp thôn mà tất cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được thực hiện cụ thể, chặt chẽ hơn. Nhờ có sự đồng lòng nhất trí của cán bộ xã và sự đồng tình của người dân trong thôn, đúng như kiểu “Cái khó ló cái khôn”. Đó là xã đã dùng chính nhà trẻ của thôn để cải tạo thành nhà văn hóa cho thôn.
Ông Nguyễn Văn Thiện phó trưởng thôn An Nạp (xã An Châu, huyện Đông Hưng) cho biết: “Chúng tôi tận dụng cơ sở trước đây để lại nhà trẻ của thôn, khi xã xây dựng nhà trẻ mới, tu bổ sạch sẽ thành hội trường thôn để họp văn hóa, văn nghệ, các cuộc họp về sản xuát về mọi vấn đề trọng đại của địa phương. Trong đời sống văn hóa, xây dựng sân vận động, từ ngày có sân vận động thì phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao duy trì thường xuyên.”
Bà Nguyễn Thị Hoa Thôn An Nạp (xã An Châu, huyện Đông Hưng): “ Xây dựng nông thôn mới tất cả người dân trong thôn phấn khởi có nhà văn hóa khang trang, sân vận động của thôn thì Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, chơi bóng bàn, bóng chuyền khi lao động vất vả về tâp luyện, hoạt động văn hóa của thôn”
Xã có chủ trương, nhân dân trong thôn đồng tình, bằng việc tận dụng và cải tạo các nhà trẻ của thôn, nhà văn hóa của xã để làm nhà văn hóa thôn thì An Châu đã có 3 nhà văn hóa thôn ra đời như thế chứ không hề phải xây dựng mới. Người dân ở đây nói vui rằng: Con nhà nghèo phải sử dụng cách của người nghèo để hoàn thiện tiêu chí lớn. Xã ủng hộ một khoản kinh phí không lớn, người dân thì ủng hộ ngày công công cải tạo. Chẳng phải mất quá nhiều thời gian để quét lại vôi, lợp lại mái ngói… thì đã có 3 gian nhà văn hóa cho thôn rộng, thoáng mát.
Bên cạnh đó, khi có nhà văn hóa rồi thì phải có sân vận động đáp ứng đủ tiêu chí, người dân đồng lòng ủng hộ bằng cách hiến đất, hiến công thực hiện. Giờ đây các thôn đều có nhà văn hóa thôn và sân vận đông liền kề. Ông Trần Đình Núi - Bí thư Chi bộ thôn An Nạp (xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình: “Chúng tôi quyên góp ủng hộ cải tạo nhà văn hóa, sân vận động được xã thống nhất cho mở rộng rồi mỗi người ủng hộ ngày công, cải tạo 5 gian nhà và sân vận động thoáng mát, thôn An Nạp khởi sướng đầu tiên.”
Khu dân cư văn hóa tại xã An Châu.
Để thực hiện được tốt tiêu chí này, không thể không nói đến sự thực hiện dân chủ trong xã. Tất cả chủ trương đều được bàn bạc, thống nhất và luôn nhận được sự hưởng ứng của người dân. Thực hiện lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng chụi. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lấy gia đình văn hóa là hạt nhân để nhân rộng, xây dựng các tiêu chí - Đây là cách mà thôn An Nạp đã thực hiện và thành công trong nhiều tiêu chí, trong đó, có tiêu chí số 6, tiêu chí số 16.
Là một xã có truyền thống văn hóa, đặc biệt là một trong những xã có câu lạc bộ chèo sớm của huyện Đông Hưng. Từ khi các thôn có nhà văn hóa khang trang rộng rãi thì phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương càng phát triển. Thôn nào cũng có đội văn nghệ của Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…. Nhờ có sân vận động rộng rãi mà phong trào thể thao cũng phát triển, đặc biệt, hơn cả là 3 thôn đều có 3 đội bóng đá nữ. Có thể khẳng định rằng, cơ sở vật chất văn hóa đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển phong trào văn hóa.
Bà Nguyễn Thị Vinh – Chủ nhiệm CLB chèo thôn Kim Châu 2 (xã An Châu, huyện Đông Hưng) cho biết: “Từ khi có nhà văn hóa thôn thì thuận lợi lắm, tự do hát tại hội trường mà không ảnh hưởng đến con cháu. Có đủ ánh sáng, quạt điện, âm loa mà mát mẻ về mùa hè, ấm áp mùa đông…”
Cứ nói đến xây dựng nông thôn mới là phải có kinh phí mới thực hiện được, nhiều xã chỉ chú trọng đến điện, đường, trường trạm chứ ít khi tập trung cho việc hoàn thiện các tiêu chí về văn hóa trước. Và luôn thường trực là không có kinh phí để xây dựng nhà văn hóa thôn. Nhiều xã loay hoay, hoặc thực hiện xây mới nên huy động rất nhiều nguồn vốn từ dân…. Nếu xã An Châu mà học cách làm của xã khác thì chắc khó hoàn thành được tiêu chí số 6 trong xây dựng nông thôn mới. Nhưng cái cách mà An Châu đã làm được coi là hợp tình, hợp lý, có sáng tạo trong điều kiện kinh tế của xã cũng như của nhân dân còn khó khăn. Ông Nguyễn Bỉnh Hiếm – Bí thư Chi bộ thôn Kim Châu 2 chia sẻ: “Trước đây, khi chưa có nhà văn hóa thôn thì vất vả vô cùng trong điều hành hội họp, giờ có rồi thuận lợi truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng”.
Tập văn nghệ tại nhà văn hóa thôn.
“Bắt tay vào thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính quyền ra nghị quyết quyết tâm thực hiện ra Đảng bộ họp bàn, đặc biệt, tiêu chí số 6 chúng tôi chưa có gì. Bằng nhiều nguồn lực, cấp trên, sự đóng góp của nhân dân, tận dụng những cái sẵn có cải tạo thành nhà văn hóa….”- Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Bí thư Đảng ủy xã An Châu (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cho biết .
Cơ sở vật chất được tăng cường, mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên. Gắn kết cùng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” càng trở nên thiết thực trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh - quốc phòng. Năm 2015, xã An Châu có trên 85% số gia đình trong các thôn đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa, tăng hơn 2% so với trước khi chưa xây dựng nông thôn mới. Qua phong trào khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong mỗi thôn, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, ý thức tự giác, tinh thần tương thân tương ái. Trong việc thi đua, bình xét các danh hiệu “Gia đình văn hoá” góp phần thực hiện tốt các tiêu chuẩn trong phong trào xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...