Bác Hồ đã vĩnh viễn đi xa, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Người vẫn song hành cùng dân tộc và nhân loại. Sinh thời Bác Hồ đã 5 lần về thăm Thái Bình. Người đã để lại những tình cảm lớn cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh cùng những lời di huấn thiêng liêng trong suốt chiều dài lịch sử.
Bác Hồ đã vĩnh viễn đi xa, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Người vẫn song hành cùng dân tộc và nhân loại. Sinh thời Bác Hồ đã 5 lần về thăm Thái Bình. Người đã để lại những tình cảm lớn cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh cùng những lời di huấn thiêng liêng trong suốt chiều dài lịch sử.
1. Hồ Chủ tịch về thăm Thái Bình lần thứ nhất (10-1-1946)
Nhân chuyến đi thăm các tỉnh hạ lưu song Hồng bị vỡ đê hồi tháng 8-1945, chiều ngày 10-1-1945 Hồ Chủ tịch đã về thăm đê Thái Bình. Cùng đi có ông Hồ Xiển - Chủ tịch UBND Cách mạng lâm thời Bắc Bộ; Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp- Kỹ sư phụ trách đê điều Bắc Bộ Đỗ Xuân Dung… Sau khi đi xem hai quãng Đê Đìa (Hưng Nhân) và Mỹ Lộ (Thư Trì) bị vỡ, Hồ Chủ tịch đã về thị xã Thái Bình lúc 15 giờ, gặp gỡ cán bộ, đồng bào tại trụ sở UBND Cách mạng lâm thời tỉnh. Các đồng chí Ngô Duy Cảo- Chủ tịch Ủy ban, Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Văn Phiếm, Bùi Đăng Chi, Đỗ Thị Hạnh cũng có mặt. Được tin Hồ Chỉ tịch về, đồng bào Thị xã kéo đến đứng chật cứng cả trong sân, ngoài vườn và cổng Tòa đại sứ. Bác Hồ đá giành 30 phút nói chuyện với đồng bào. Đại ý Bác nói nước ta đã độc lập, mọi người dân làm chủ đất nước, toàn dân phải tích cực tham gia đắp đê chống lụt, chống nạn đói.
2. Hồ Chủ tịch về thăm Thái Bình lần thứ hai (28-4-1946)
Ngày 28-4-1946, Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính tỉnh quyết định tổ chức Lễ mít tinh lớn, mừng công khánh thành đê Đìa (Hưng Nhân) và đê Mỹ Lộc (Thư Trì), mời Hồ Chủ tịch và Chính phủ về dự. 9 giờ 30 phút, lễ mít tinh bắt đầu. Hồ Chủ tịch và các ông Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Xiển… trong đoàn đại biểu Chính phủ bước lên lễ đài.
Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Ngọ- Chủ tịch Ủy ban hành chính (UBHC) tỉnh đọc báo cáo tóm tắt về thành tích đắp đê chống lụt bão và chống đói, Hồ Chủ tịch bắt đầu nói chuyện. Bác khen ngợi thành tích đắp đê của Thái Bình, hoan nghênh tinh thần đoàn kết trong lao động, trong sản xuất cứu đói của đồng bào. Bác kêu gọi phải ra sức diệt ba kẻ thù trước mắt là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…
Chiều ngày 28-4-1946, Bác và phái đoàn Chính phủ lên Hưng Nhân dự lễ mít tinh khánh thành đoạn đê Đìa, nay thuộc xã Hồng An, huyện Hưng Hà. Nhân dân các huyện Tiên Hưng đứng chật hai bên đường 39 và trên đê sông Hồng đón Bác.
3. Hồ Chủ tịch về thăm Thái Bình lần thứ ba (26-10-1958)
Đại biểu thiếu nhi tỉnh Thái Bình dâng lên Bác những sản vật của địa phương do các em trồng trong chuyến Bác Hồ về thăm Thái Bình ngày 26-10-1946.
Sáng ngày 26-10-1946, trên 4 vạn đại biểu nhân dân đội ngũ chỉnh tề tại sân vận động Thị xã Thái Bình để đón Bác nhân Tỉnh ủy và UBND tỉnh tổ chức hội nghị sản xuất đông xuân toàn tỉnh. Bác mặc bộ đồ quần áo màu gụ, đầu đội mũ cát, chân đi dép cao su đen, nước da hồng hào, khỏe mạnh. Bác giơ tay vẫy tay chào, tiếng hoan hô vang lên không ngớt. Bác lên lễ đài và phát biểu: Trong kháng chiến, đồng bào và cán bộ Thái Bình đã cố gắng và lập nhiều thành tích trong công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa. Bác chỉ rõ những ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ nhân dân Thái Bình. Bác nêu 6 nhiệm vụ trước mắt: Củng cố tổ đổi công, hợp tác xã; việc phục vụ nông nghiệp của cán bộ các ngành, các giới; vai trò đầu tàu gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên; vấn đề đoàn kết và tiết kiệm.
Cuối cùng, Bác kêu gọi:
- Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi, ngoài đồng đất tốt, nước có sẵn, đồng bào và cán bộ phải cố gắng làm cho tỉnh nhà thành một tỉnh gương mẫu ở miền Bắc, có làm được không?
- Có ạ! Có ạ!
- Bác tin đồng bào và nhân dân có thể làm được những điều đã hứa với Bác. Trong vụ mùa này và trong vụ chiêm tới, đơn vị nào khá nhất huyện, huyện nào khá nhất tỉnh, sẽ có giải thưởng! Ai muốn có giải thưởng giơ tay lên!.
Đồng chí Giang Đức Tuệ- Chủ tịch UBHC tỉnh đọc lời cảm ơn Bác, Trung ương Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến Thái Bình và xin nguyện: Thái Bình đời đời ghi nhớ công ơn Bác và làm theo lời dạy của Bác!
4. Hồ Chủ tịch về thăm Thái Bình lần thứ tư (26-3-1962)
8 giờ, ngày 26-3-1962, khi chiếc trực thăng hạ cánh, Bác Hồ từ trong máy bay bước xuống, mọi người chạy ra đón và reo to: “Bác Hồ! Bác Hồ! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Bác khen ngợi cán bộ, xã viên hợp tác xã khai hoang diện tích cấy lúa, trồng cói làm giàu. Nói chuyện xong, Bác thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ thi đua Nam Cường. Rời Nam Cường, Bác đến thăm xã Đông Lâm. Bác vẫy tay chào mọi người rồi vui vẻ nói:
- So với ba năm rưỡi trước đây, Bác về thăm Thái Bình thì năm nay tỉnh nhà có tiến bộ về nhiều mặt, như tăng vụ, vỡ hoang, mở rộng diện tích… Thế là tốt! Tuy vậy, so với nhu cầu của nhân dân và so với các nơi khác thì tỉnh nhà tiến bộ còn chậm. Bác phân tích một số khuyết điểm về sản xuất nông nghiệp và chê thói phô trương, lãng phí trong ma chay, cưới hỏi. Và xấu nhất là tệ đánh đập vợ, ép duyên con, thói tảo hôn chưa hoàn toàn chấm dứt.
Cuối cùng Bác kết luận:
- Tỉnh ta có gần 77.000 Đảng viên và Đoàn viên thanh niên lao động. Trung ương giao nhiệm vụ cho mỗi đồng chí phải nâng cao tinh thần cách mạng, phấn đấu vươn lên, phải chống tư tưởng bảo thủ và chủ quan, chống tác phong quan liêu, đại khái, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, làm gương mẫu, làm đầu tàu cho đồng bào trong phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng Tổ quốc giàu mạnh và nâng cao đời sống nhân dân.
5. Hồ Chủ tịch thăm Thái Bình lần thứ năm (1-1-1967)
Buổi tối ngày 31-12-1966, Bác về thăm Thái Bình lần thứ năm, mừng Thái Bình đạt 5 tấn thóc/ha. Đêm đó Bác nghỉ lại khu sơ tán của Văn phòng Tỉnh ủy ở thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư. Hôm sau, 1-1-1967, lúc 9 giờ sáng Bác tới Đình Phương Các, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư. Bác khoác tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống. Bác nói:
- Bây giờ thì Bác làm nhiệm vụ giới thiệu, đây là đồng chí Hoàng Anh, phụ trách Nông nghiệp, đồng chí Tố Hữu, phụ trách Tuyên giáo và còn đồng chí này (Bác chỉ đồng chí Ngô Duy Đông) các chú biết rồi chứ!.
Tất cả cười vang, Bác bắt đầu nói chuyện. Bác khen nhân dân ta sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi. Muốn sản xuất phải nắm vững kỹ thuật canh tác để thâm canh tăng năng suất cây trồng. Bác nói về những biện pháp thủy lợi, làm phân, nuôi cá, trồng cây. Bác khen Hợp tác xã Hiệp Hòa trồng cây khá. Nói đến việc sản xuất thời chiến, Bác bảo phải chú ý đến đội quân lao động rất đông là nữ. Bác phê phán tệ nạn đánh vợ. Bác mong rằng từ nay về sau không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa. Bác khen Hợp tác xã Tân Phong đạt hơn 7 tấn thóc/ha. Bác khen phong trào báo công, đình công của Thái Bình. Sau đó, Bác nói về công tác xây dựng Đảng, sự đoàn kết trong Đảng giữa Đảng viên cũ, Đảng viên mới, Đảng viên già, Đảng viên trẻ. Cuối cùng, Bác nói về phòng không nhân dân, phải ra sức bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã. Bác nói: “Bây giờ Bác rất vui lòng thấy Thái Bình có tiến bộ nhiều. Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...