Trận đánh cuối cùng của người chiến sĩ đặc công nước

Thứ 7, 30/04/2016 | 21:46:12
3,276 lượt xem

Thời khắc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 với hình ảnh lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã đi vào lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta như một mốc son chói lọi. Và trong giờ khắc lịch sử ấy có một người lính đặc công của quê hương Thái Bình, tên ông là Phạm Duy Đô. Tròn 41 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,nôn sông thu về một mối, người lính năm xưa nay tóc đã bạc, sức đã yếu nhưng mỗi lần nhắc đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông như được sống lại thời trai trẻ của mình.

Sự kiện ngày 30-4-1975 khi chiếc xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.

Cựu chiến binh Phạm Duy Đô sinh năm 1950 tại thành phố Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1969, thuộc Tiểu đoàn 5, Sư đoàn 305 (Đặc công nước). Trước ngày 30-4, đơn vị ông được giao nhiệm vụ đánh chiếm kho xăng An Bình, chiếm giữ cầu Biên Hòa và bảo vệ một loạt các cứ điểm trọng yếu ở cửa ngõ vào Sài Gòn, đợi quân đội chủ lực của ta vào hiệp đồng tác chiến. Hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị của ông Đô tiếp tục chia làm 2 mũi, làm nhiệm vụ chiến đấu và dẫn đường cho xe tăng của Đại quân ta tiến vào Sài Gòn, thẳng tới Dinh Độc Lập. “Nhân dân miền Nam lúc bấy giờ người ta háo hức lắm, đều ủng hộ cho quân Giải phóng tiến vào giải phóng Sài Gòn. Còn lực lượng của ta được chuẩn bị một cách chu đáo nên khí thế nó rừng rực lắm”- Ông Đô nhớ lại.

Sau khi chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập, chiếc xe tăng chở ông Đô cùng Trung úy xe tăng Bùi Quang Thận vòng theo phía tay trái tiến vào dinh. Ngay lập tức, Phạm Duy Đô chạy lên ban công của Dinh Độc Lập, vẫy cờ giải phóng để ra hiệu cho quân ta tiến vào. Và ngay sau đó, ông Đô cùng đồng đội đã phát hiện ra toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đang ngồi ở chiếc bàn hình bầu dục trong Phòng họp Chính phủ, cũng vừa lúc lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 kịp thời tiến vào làm chủ tình hình, đánh dấu sự kiện Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cả Sài Gòn lúc bấy giờ là vùng cờ hoa và niềm hân hoan vô bờ.

Theo hồi tưởng của ông Đô kể lại: “Sau khi ông Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng thì toàn bộ nhân dân miền Nam ùa hết ra đường, rồi thì nhà nào nhà ấy vui vẻ cắm cờ. Mà làm sao tuyên bố xong một cái, nhà nào nhà ấy đều có cờ giải phóng cắm hết trước cửa nhà”.

Tống thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào 11h30 ngày 30-4-1975.

Sau khi miền Nam giải phóng, Phạm Duy Đô về làm quân quản ở Thủ Đức, rồi làm nhiệm vụ huấn luyện các chiến sỹ mới ở Quân khu 7 cho đến năm 1983, ông về chế độ một lần. Trở về với cuộc sống đời thường, ông luôn quan niệm “được sống, làm việc và cống hiến cho quê hương là niềm vui”. Không chỉ là người chồng, người cha chu đáo, hết mực yêu thương gia đình, ông còn là một cán bộ, Đảng viên gương mẫu, xuất sắc của Chi bộ, được bà con khu phố tin yêu, quý mến. Ông đã để lại ấn tượng sâu đậm, là tấm gương cho những người đồng chí, đồng đội của mình cũng như nhân dân trong khu phố.

Trong căn nhà nhỏ của mình ở phường Trần Lãm, tp Thái Bình ngòi thời gian lao động ông lại hứng thú chăm sóc vườn cây cảnh...

...hay quây quần bên gia đình, dạy con cháu chăm ngoan.

Ông Phạm Ngọc Thạch, cựu chiến binh phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình cho biết: “Đối với đồng chí Đô về tư cách, phẩm chất đạo đức thì vẫn luôn luôn giữ được phẩm chất Anh bộ đội cụ Hồ. Về địa phương thì tích cực tham gia lao động sản xuất, bản thân đồng chí là đảng viên gương mẫu trong tổ dân phố của chúng tôi”.

Ngày 30-4 là ngày ông cùng những người bạn cựu chiến binh gặp gỡ...

và nhớ lại những năm tháng hào hùng không thể nào quên.

Với những cống hiến của mình, ông Phạm Duy Đô đã được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Dũng sĩ diệt Mỹ; Dũng sĩ diệt cơ giới; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Hai và Ba, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...