Đánh cờ tướng là một trò chơi mang tính phổ biên ở nhiều vùng quê Thái Bình và thường xuyên những lúc thư rỗi trong năm nhưng chơi cờ người thường chỉ diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới.
Cờ người - Trò chơi dân gian ngày xuân.
Gọi là cờ người vì mỗi quân cờ có một người đứng, đặc biệt “Tướng cờ” là những cô gái xinh đẹp nhất trong làng.
Ngày xưa nếu cuộc thi cờ người nằm trong lễ hội của một tổng thì quan viên hàng tổng phân công cho hai làng, mỗi làng chọn mười sáu người làm quân cờ. Nếu hội là của một làng, thì hội tộc biểu phân công cho hai họ. Sau cuộc lễ thánh buổi sáng, buổi chiều sân đình trở thành bàn cờ người, có 16 người mặc áo đỏ, 16 người mặc áo vàng. Trước ngực và sau lưng áo đều in tên quân cờ: tướng, sỹ, tượng, xe, pháo, mã, tốt. Nếu là hội lớn có quan trên về lễ thánh, thì mời các quan về chơi cờ. Nếu không thì hàng chức sắc hàng tổng hoặc hương lý của làng vào thi đấu.
Cách đánh cờ người cũng như đánh cờ tướng, có khác là đánh cờ tướng thì hai người chơi cờ ngồi đối diện, trước mặt là bàn cờ nhỏ bằng gỗ, còn cờ người thì bàn cờ là cả mặt sân đình, quân cờ là người thật.
Bắt đầu vào cuộc, 16 người làm quân của mỗi bên ngồi trên một ghế đẩu đúng vị trí của mình, hai kỳ thủ ngồi ở phía sau hai quân tướng ngoài bàn cờ, mỗi bên có một người cầm loa, đều mặc áo nẹp đỏ hoặc vàng, chân quấn xà cạp, đầu đội nón dứa như lính thú đời xưa. Khi đi quân, quan viên đấu cờ nói nước của mình, người nói loa xướng lên, quân cờ nghe lời điều quân chuyển đến chỗ mới, bên nào thắng thì cuối buổi nhận giải thưởng của làng. Tất cả những người được chơi cờ hôm ấy đều phải góp tiền để trả thù lao cho hai người dịch loa và 32 người ngồi làm quân cờ.
Huyện Kiến Xương ngày nay, nhiều hội làng có thi "Đánh cờ người". Ở Tiền Hải trò chơi cờ người ở xã Vũ Lăng xưa mang nhiều nét độc đáo. Người tham gia chơi cờ không phải phái mày râu mà toàn là gái "đồng trinh" (con gái 17-18 tuổi chưa chồng, thùy mị, nết na). Dân trong vùng xưa đã ví con gái Vũ Lăng xinh đẹp, mềm mại "Nhất mềm là gái Vũ Lăng", có lẽ vì trò chơi này.
Sự xuất hiện của những cô gái sinh đẹp, duyên dáng trong tư cách các "quân cờ" trên sân chơi làm rung động không biết bao nhiêu trái tim của các chàng trai đi hội. Họ mong đến hội không chỉ để xem hội, để thưởng thức những tinh hoa văn hóa truyền thống trong ngày hội mà còn để "xem người". Sân hội thực sự đã là nơi gặp gỡ và "xe duyên" của bao cặp trai thanh, gái lịch.
Ngày nay vì khó tìm được người ngồi làm quân cờ, nên quân cờ phải làm bằng biển gỗ nhỏ có cán gỗ cắm vào các lỗ trên sân đình. Người xem đấu cờ phần lớn là những người đứng tuổi, thái độ trầm mặc cho nên xung quanh sân cờ không đông vui như xem rước xem bơi trải.
Hội đền Đồng Bằng xã An Lễ (Quỳnh Phụ) xưa cũng có trò thi cờ người. Bãi cờ được tổ chức ngay cạnh đền, các cụ kể rằng: các giáp phải đề cử cho làng tuyển chọn người "đóng" tướng ông, tướng bà những người đó phải là trai gái "tân", có dung mạo đẹp đẽ, đức hạnh nết na ...
Những năm mở hội, có chơi cờ người, người không biết chơi cờ cũng cứ bám theo bãi cờ, chỉ cốt để ngắm tướng ông, tướng bà ... Có những hội, môn thi cờ kéo dài đến hết tháng 8, vì có rất đông kỳ thủ các nơi về dự giải .
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...