World Cup là sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, được tổ chức theo chu kì 4 năm một lần. Kể từ khi giải đấu này ra đời, bóng đá thế giới đã bước sang một kỉ nguyên mới với những khoảnh khắc đã đi vào trái tim hàng triệu triệu CĐV ở mọi thế hệ. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ quá trình hình thành của giải đấu hay nhất hành tinh.
Từ ngày ra đời…
Pháp chính là quốc gia có đóng góp lớn nhất trong việc khai sinh World Cup. Trong những năm 20 của thế kỉ trước, những nhà quản lý chiến lược của bóng đá Pháp đứng đầu là Jules Rimet đã ấp ủ ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất thế giới lại với nhau để thi đấu giành danh hiệu vô địch thế giới. Giải đấu được tiến hành 3 lần trong những năm 1930 trước khi chiến tranh thế giới lần II làm gián đoạn 12 năm. Chiếc cúp vàng đầu tiên cũng được mang tên là cúp Jules Rimet.
Sau khi quay lại, FIFA World Cup đã nhanh chóng trở thành sự kiện thể thao lớn nhất bóng đá hiện đại và cũng đáp ứng các mục tiêu về tính hấp dẫn, cạnh tranh như mong muốn của Jules Rimet. Kể từ ngày ra đời, World Cup chỉ được tổ chức ở châu Âu và châu Mỹ, 2 cái nôi của bóng đá thế giới.
Nhưng tới tháng 5/1996, giải đấu đã có sự đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai tổ chức World Cup 2002. Tiếp đến, Nam Phi đã trở thành quốc gia đầu tiên kéo sự kiện lớn nhất thế giới tới châu Phi.
Việc Hàn Quốc – Nhật Bản và Nam Phi lần lượt được trao quyền đăng cai đã khiến World Cup chính thức trở thành giải đấu mang tính toàn cầu, đúng như định hướng của cơ quan cao quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới (FIFA).
…tới những thay đổi lịch sử
Tất nhiên, để World Cup thực sự trở thành “món ăn ngon” của NHM bóng đá thế giới, FIFA đã phải tiến hành thay đổi, cách tân liên tục kể từ ngày ra đời cho tới ngày nay.
Ở VCK World Cup đầu tiên (1930), Uruguay được chọn làm nơi đăng cai World Cup vì hai lý do. Thứ nhất, đội tuyển Uruguay đã xuất sắc giành huy chương vàng ở bộ môn bóng đá tại hai kỳ Thế vận hội liên tiếp vào các năm 1924 và 1928. Thứ hai là vào năm 1930, Uruguay kỷ niệm 100 năm ngày giành được độc lập.
Tuy nhiên, ở giải đấu năm đó, không nhiều ĐTQG muốn tham gia, đặc biệt là các đội bóng ở châu Âu bởi họ phải hành trình khá xa bằng tàu thủy. Với quyết tâm tổ chức giải đấu, Chủ tịch FIFA lúc đó, ông Jules Rimet đã thuyết phục Bỉ, Pháp, Romania và Nam Tư tham dự. Nhưng cuối cùng, cũng chỉ có vỏn vẹn 13 ĐTQG tham gia (đại diện Nam Mỹ, 4 đại diện châu Âu và 2 đại diện Bắc Mỹ).
Trong nỗ lực nâng cao chất lượng giải đấu, FIFA đã quyết định đưa ra những thay đổi vào năm 1934. Theo đó, vòng loại dự World Cup đã xuất hiện và ở giải đấu được tổ chức trên đất Italia, đã có 16 ĐTQG tham dự. Con số này tiếp tục duy trì qua 7 VCK sau đó (1938, 1950, 1954, 1958, 1962, 1972 và 1978).
VCK World Cup 1982 ở Tây Ban Nha đã chứng kiến sự thay đổi lịch sử khi số ĐTQG tham dự được nâng lên 24. Con số này tiếp tục được duy trì qua 3 VCK sau đó (1986, 1990 và 1994). Tới VCK World Cup 1998, FIFA tiếp tục làm cách mạng khi tăng số đội tham dự lên 32. Đây là con số hoàn hảo giúp FIFA dễ dàng xây dựng thể thức thi đấu mới và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Không chỉ gia tăng số đội tham dự, FIFA cũng thường xuyên thay đổi thể thức để phù hợp với bối cảnh lịch sử. Nếu như ở VCK đầu tiên (1930), thể thức vòng bảng được áp dụng thì 4 năm sau đó, thể thức này đã được thay thế bằng đấu loại trực tiếp. FIFA tiếp tục duy trì thể thức ấy ở VCK năm 1938 nhưng lại quay trở về thể thức vòng bảng vào năm 1950. Đến nay, thể thức vòng bảng vẫn được xem là biện pháp tối ưu để hạn chế bất ngờ, giúp World Cup hấp dẫn tới những trận cuối cùng.
Bên cạnh đó, FIFA cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để World Cup trở thành giải đấu mang tính toàn cầu. Nếu như ở VCK World Cup đầu tiên (1930), giải đấu chỉ có đại diện của châu Âu và Nam Mỹ thì 4 năm sau đó (1934), châu Phi đã góp mặt đại diện đầu tiên là Ai Cập. Tới năm 1938, World Cup đã chào đón đại diện đầu tiên đến từ khu vực Trung Mỹ và Caribe, Cuba.
Sau thế chiến thứ II, FIFA lại cải tiến giúp châu Á đóng góp tên tuổi đầu tiên ở World Cup (Ấn Độ). Tới năm 1974, Australia cũng điền tên mình vào VCK, khiến World Cup chính thức trở thành giải đấu của 5 châu.
Trong quá trình hoàn thiện World Cup, FIFA cũng dần cải tiến các quy định về điều lệ. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đưa thẻ vàng, thẻ đỏ vào các trận đấu. Quyết định lịch sử này đã được đưa ra ở VCK World Cup 1970 ở Mexico. Phát minh đó đã giúp các trận đấu trở nên công bằng hơn và giảm thiểu tối đa các tranh cãi đã từng xuất hiện ở các giải đấu trước đó, đặc biệt là vụ náo động.
Luật việt vị ra đời từ những năm 60 của thế kỉ 19. Tuy nhiên, trong những năm đầu của World Cup, quy định này vẫn mang tính sơ khai và nảy sinh rất nhiều tranh cãi. Bởi vậy, FIFA đã nhiều lần thay đổi, cải tiến và cho tới ngày nay, luật việt vị đã cơ bản đạt tới sự hoàn hảo. Cộng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, đây được cho là cải tiến sẽ giúp World Cup trở nên công bằng hơn và giảm thiểu tối đa những tranh cãi.
Từ VCK World Cup 1974 trở về trước, các trận đấu loại trực tiếp nếu không thể phân định thắng thua đều phải đá lại. Tuy nhiên, kể từ năm 1978, FIFA đã áp dụng thể thức loại trực tiếp bằng loạt đấu súng (penalty shoot-outs). Tính đến nay, đã có tổng cộng 22 trận đấu phải phân định thắng thua bằng thể thức này.
Bên cạnh đó, FIFA cũng từng đưa ra một thể thức thú vị khác là luật bàn thắng vàng ở VCK World Cup 1998. Ở giải đấu năm đó, Pháp đã vượt qua Paraguay ở vòng 1/16 nhờ bàn thắng vàng của Laurent Blanc. Thể thức này tiếp tục được áp dụng ở World Cup 2002 nhưng sau đó đã bị FIFA loại bỏ vào năm 2006.
Tất cả những thay đổi trên của FIFA đã và đang hướng tới mục tiêu biến World Cup trở thành giải đấu hấp dẫn nhất, công bằng nhất và hoàn hảo nhất trong mắt NHM bóng đá thế giới.
World Cup và cuộc chiến 2 cực
Kể từ lần đầu ra đời vào năm 1930 tới nay, World Cup đã có tổng cộng 19 VCK (là 20 nếu tính cả VCK World Cup 2014). Đã có 76 quốc gia từng tham dự giải đấu này. Tuy nhiên, mới chỉ có 8 đội bóng đăng quang. Tất cả đều thuộc 2 khu vực bóng đá mạnh nhất thế giới, châu Âu và Nam Mỹ.
Châu Âu đang nhỉnh hơn Nam Mỹ với 10 chức vô địch. Trong đó, Italia đang dẫn đầu với 4 danh hiệu, xếp sau lần lượt là Đức (3), Pháp, Anh và Tây Ban Nha (1). Tuy nhiên, Brazil mới là đội bóng giành nhiều danh hiệu nhất với 5 lần đăng quang.
Từ thống kê trên, có thể thấy chức vô địch World Cup chỉ là cuộc chiến 2 cực giữa châu Âu và Nam Mỹ. Đó là điều dễ hiểu bởi đây là 2 khu vực có nền bóng đá phát triển nhất thế giới. Dù tham dự và ngày càng tiếp cận đỉnh cao nhưng châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và Bắc Mỹ - Trung Mỹ - Caribe vẫn chỉ là những kẻ ngoài rìa.
Thành tích tốt nhất của bóng đá châu Á ở các VCK World Cup vẫn là hạng tư mà Hàn Quốc từng giành được vào năm 2002. Trong khi đó, châu Phi chỉ mới 3 lần có các đại diện lọt vào vòng tứ kết (Cameroon – 1990, Senegal – 2002 và Ghana – 2010). Châu Đại Dương mới chỉ 1 lần vào vòng knock-out (Australia – 2006). Còn khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe có thành tích cao nhất là hạng 3 (Mỹ - 1930).
Có một thống kê khá thú vị là chưa đội bóng châu Âu nào đăng quang khi World Cup được tổ chức trên đất Nam Mỹ. Với những ứng cử viên sáng giá như Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, lục địa già đang kì vọng sẽ phá dớp trên đất Brazil trong mùa Hè này.
BẢNG VÀNG WORLD CUP
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...