Đũi Nam Cao với hướng đi đạt tiêu chuẩn OCOP

Thứ 7, 15/08/2020 | 00:00:00
2,652 lượt xem

Với sự đa dạng về mẫu mã, tinh xảo và tỉ mỉ trong từng sợi vải, các sản phẩm của làng nghề truyền thống Dệt đũi Nam Cao, huyện Kiến Xương hiện được đánh giá là có nhiều tiềm năng để hướng đến đạt tiêu chuẩn OCOP.

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống Dệt đũi Nam Cao, huyện Kiến Xương

Làng nghề truyền thống dệt đũi Nam Cao có tuổi đời gần 500 năm nay. Giống như nhiều làng nghề khác trong giai đoạn kinh tế thị trường, đũi Nam Cao có nguy cơ thất truyền trong sự tiếc nuối của nhiều người. 

Trước thực tế này, năm 2011 chị Lương Thanh Hạnh đã quyết tâm khôi phục lại làng nghề. Từ chỗ chỉ có vài người trong làng còn biết dệt đũi, đến nay Nam Cao đã có hơn 100 lao động dệt đũi và hàng trăm lao động trồng dâu nuôi tằm.

Bà Lương Thanh Hạnh, Giám đốc HTX dệt đũi Nam Cao: Trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải... quy trình sản xuất của chúng tôi hoàn toàn làm thủ công. Sản phẩm cũng đa dạng như khăn mặt tơ tằm, bông tẩy trang, khăn quàng cổ, ... Chất liệu đông thì ấm, hè lại mát, được xuất đi Châu Âu như Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan... Sản phẩm từ đũi, lụa Nam Cao còn xuất hiện thường xuyên trên sàn diễn trong và ngoài nước trong các bộ sưu tập thời trang cao cấp của các nhà thiết kế nổi tiếng.

Các công đoạn của đũi

Chuốt sợi

Hong và phơi sợi

Se sợi - cuốn sợi

Và dệt 

Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình: 

Sản phẩm đũi Nam Cao đã có từ lâu đời, hiện nay theo chương trình mỗi xã một sản phẩm thì Thái Bình cũng rất muốn quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp để phát triển thêm ngành nghề của bà con, mở rộng thêm quy mô sản xuất.

Với doanh số trung bình 40 tỷ mỗi năm, nghề truyền thống dệt đũi đã đem lại thu nhập hơn 10 triệu đồng cho mỗi lao động ở địa phương. Tuy vậy, nguồn nhân lực đông nhưng lại không thể tạo thành quy trình sản xuất tập trung là một khó khăn thách thức lớn đặt ra đối với HTX dệt đũi Nam Cao hiện nay. “HTX Nam Cao có nguồn nhân lực ngày một đông hơn, quy trình sản xuất rộng gồm khoảng 18 công đoạn. Thay vì làm 1 chỗ thì mình sẽ kiểm soát được các công đoạn, nhanh chóng hơn và không mất thời gian, bởi vì hiện tại diện tích đất để làm nhà xưởng sản xuất còn chật hẹp. Nguồn nhân lực sản xuất cũng có độ tuổi khá cao nên khả năng nhạy bén thấp.” - Bà Lương Thanh Hạnh, Giám đốc HTX dệt đũi Nam Cao cho biết thêm. 

Bằng tình yêu với nghề truyền thống, những người thợ làng nghề đũi Nam Cao đang phấn đấu đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng

Dù còn nhiều khó khăn, thế nhưng với những thế mạnh nhất định và tinh thần khó đâu khắc phục đó, là những điều kiện tiên quyết để địa phương phấn đấu đưa dệt đũi Nam Cao đạt tiêu chuẩn OCOP.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...