Công nghiệp sản xuất đình trệ vì thiếu nguyên liệu

Chủ nhật, 23/02/2020 | 20:08:12
917 lượt xem

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, hàng loạt doanh nghiệp lao đao vì thiếu nguyên liệu cho sản xuất ở hầu hết các ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam. Việc tìm nguyên liệu thay thế không phải là quá khó, cái khó là chi phí sẽ tăng, tốn nhiều thời gian và khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối.

Dệt may là ngành phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu của Trung Quốc. Thời điểm này, không ít doanh nghiệp dệt may phải chật vật sản xuất cầm chừng, thậm chí đình trệ, vì thiếu nguyên liệu. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ dự trữ nguyên liệu từ 35 đến 60 ngày, khi gặp dịch bệnh không kịp trở tay. Có doanh nghiệp may mắn hơn đủ nguyên liệu đến hết quý 1, nhưng vẫn phải tính đến việc tìm nhà cung cấp mới. 

Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Vita Jeans – Phó Chủ tịch Hội May Thêu Đan Thành phố Hồ Chí Minh:  Nếu doanh nghiệp chủ động thì mới chuyển được. Còn nếu nguyên liệu mà doanh nghiệp khách hàng chỉ định thì nguyên liệu rất khó, vì khách hàng rất là khó. Nếu chúng tôi phải mua của ấn độ thì giá ấn độ rẻ, nhưng thời gian giao hàng, tài chính và time line không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. 



Tương tự ngành gỗ, đặc biệt là gỗ nội thất cũng lao đao vì thiếu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nhà cung cấp mới, nhưng có nhiều bất cập nảy sinh. Việc chuyển hướng trong thời gian ngắn, khiến doanh nghiệp chưa đánh giá hết về chất lượng nguyên liệu, cùng với việc không đồng bộ giữa các nguyên phụ liệu, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ông Bùi Như Việt - Giám đốc Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Gỗ Long Việt: Các nhà máy sản xuất mà nhập khẩu nguyên phụ liệu của Trung Quốc nhiều, ví dụ như ngành sản xuất sofa thì hiện nay rất khó khăn như không có đủ vật tư nguyên liệu để sản xuất hoặc là có món này thì lại thiếu món khác, không đồng bộ.



Sản xuất đình trệ vì thiếu nguyên liệu, nhân lực, trong khi thị trường đóng băng, đã khiến nhiều doanh nghiệp da giầy thiệt hại ít nhất 50% doanh thu. Trong khi đó, doanh nghiệp phải gánh thêm 20% chi phí tăng thêm từ nhiều hoạt động giải quyết khủng hoảng dịch. Nếu dịch bệnh không diễn biến tích cực hơn, thì ngay cả việc chuyển hướng các thị trường mới cũng rất nan giải. 

Ông Nguyễn Chí Trung – Chủ tịch HĐQT Gia Định Group: Việc tìm các nhà cung cấp khác cũng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp, vì nhà sản xuất mới nên chúng ta phải đàm phán và họ cũng phải có thời gian nhất định để chuẩn bị chứ không phải cung cấp ngay, trong khi đó nguồn cung cấp của chúng ta bị ngừng nhanh và phải tìm nguồn cung cấp nhanh, đó là khó khăn. 



Doanh nghiệp đang rất nỗ lực để vượt qua khó khăn. Điều này cũng cho thấy sự cần thiết phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, không nên phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường, dẫn đến bị động và thiệt hại khi không xoay xở kịp tiến độ sản xuất, hủy đơn hàng, mất sức cạnh tranh./.

Theo TTXVN



  • Từ khóa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương

Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...