Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết

Thứ 4, 12/06/2019 | 07:12:19
756 lượt xem

Chiều ngày 11/6, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Nông nghiệp &PTNT báo cáo dự thảo Đề án Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, các huyện, thành phố.

Hiện nay, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 43% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Song cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh bất hợp lý. Chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng 62% giá trị ngành chăn nuôi của tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nguy hiểm. Trong khi đó, đàn trâu, bò là đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu và kiểm soát dịch bệnh tốt, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. 

Việc phát triển đàn trâu, bò có năng suất, chất lượng, giá trị cao, sản xuất theo chuỗi liên kết là yêu cầu tất yếu, khách quan. Với mục tiêu đến hết năm 2020, đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 70-75 nghìn con trở lên, đàn trâu, bò cái nền đạt 28-30 nghìn con trở lên. Đến hết năm 2025 tổng đàn trâu, bò đạt từ 180 nghìn con trở lên. Đàn trâu, bò cái nền từ 70-80 nghìn con trở lên. Xây dựng thí điểm một vài điểm trang trại lõi đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi và phát triển được khoảng 25.000 - 28.000 nông hộ, trạng trại chăn nuôi trâu, bò tham gia chuỗi liên kết. 

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Đề án, đa phần các đại biểu cho rằng phải quan tâm tới các nhóm vấn đề gồm: môi trường, kỹ thuật chăn nuôi, nguồn thức ăn, giống, vốn, thị trường đầu ra. 

Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh ngành nông nghiệp, trong thời gian ngắn đã xây dựng được dự thảo Đề án. Đồng thời đề nghị, trong quá trình xây dựng Đề án này ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu, chỉ rõ những khó khăn khi phát triển chăn nuôi đại gia súc tại Thái Bình. Trong đó, khó khăn nhất chính là đặc điểm đất chật người đông của tỉnh Thái Bình, nếu không có giải pháp bảo đảm vấn đề môi trường thì không thể thực hiện chăn nuôi theo quy mô nông hộ. 

Chủ tịch UBND tỉnh một lần nữa nhấn mạnh, khi phát triển chăn nuôi đại gia súc nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật đệm lót sinh học. Đồng chí cũng đề nghị Sở nông nghiệp cần thận trọng khi đề ra mục tiêu phát triển đàn bò trong tỉnh, quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc và vùng chuyển đổi trồng cây nguyên liệu. 

Video: 61119_OTHANG1.mp4

Điểm khác biệt lớn nhất khi phát triển chăn nuôi đại gia súc tại Thái Bình là phát triển theo chuỗi liên kết. Vì vậy, cần làm rõ người dân, các nông hộ sẽ tham gia ở khâu nào trong chuỗi liên kết này.

Video: 61119_OTHANG2.mp4

 Về cơ chế chính sách, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp với thực tế. Với quan điểm của tỉnh, chủ yếu hỗ trợ cho người chăn nuôi chứ không phải doanh nghiệp. Nếu thực hiện đề án này sẽ góp phần chuyển đổi sinh kế cho người chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững.

Thu Hà 

HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...