Bệnh tay chân miệng vào mùa

Thứ 6, 08/09/2017 | 08:21:48
3,866 lượt xem

Tại Thái Bình, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa, số bệnh nhân nhập viện tại khoa truyền nhiễm BV Nhi Thái Bình đang tăng cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến khoảng tháng 11 năm nay.

Từ đầu năm đến nay, Khoa truyền nhiễm BV Nhi Thái Bình tiếp nhận và điều trị cho 116 bệnh nhi mắc chân tay miệng. Trong đó, riêng tháng 8 là 76 ca, cao gấp hơn 4 lần so với tháng 7 và gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu bệnh nhi mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi.

 Bà Bùi Thị Đỏ: Đầu tiên là cháu bị sốt, cháu cứ kêu mồm cháu đau, bà thấy mồm đau thì đưa ra bệnh xá, các cô ấy bảo là nhiệt miệng thôi, bà cháu về thấy tay cháu lên mụn ở tay nên mới nghĩ ra là chân tay miệng, đưa xuống BV nhi khám thì nhập viện luôn, điều trị từ hôm ấy đến nay bây giờ cháu đã đỡ rồi.

Theo các bác sĩ một số các ca nhập viện trong tình trạng BN nặng có biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp, bệnh viện đã điều trị kịp thời và cho đến nay không có trường hợp tử vong do chân tay miệng.

Tuy nhiên bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm, chủ yếu tập trung vào 2 mùa là từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12. Đỉnh dịch là vào tháng 10 và tháng 11. Thời tiết năm nay mưa nắng thất thường làm tăng đột biến bệnh tay chân miệng sớm hơn so với chu kỳ các năm trước. Dự đoán từ nay đến cuối năm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Đáng lưu ý, cái khó khi phòng dịch tay chân miệng là bệnh này chưa có vắc xin. Trong khi đó, đường lây của tay chân miệng rất rộng, vừa đường hô hấp, vừa đường tiêu hóa. Hơn nữa, độ tuổi mắc bệnh thường nằm ở tuổi còn đi nhà trẻ, chưa có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động cho con mình.

BSCKI Đỗ Mạnh Dũng - Phó Giám đốc BV Nhi Thái Bình: Việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh, thứ nhất với cộng đồng thì vệ sinh môi trường nhà cửa sạch sẽ, đồ chơi nên rửa bằng xà phòng, rửa tay trước và sau khi ăn... Đối với những trẻ nghi ngờ chân tay miệng hoặc bị chân tay miệng rõ với biểu hiện sốt, mụn phỏng nước ở chân tay miệng, kèm theo là bỏ ăn, giật mình, yếu chi, thì phụ huynh nên cho các cháu đến các cơ sở khám bệnh để khám sớm, tránh việc đến muộn điều trị rất khó khăn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo chăm sóc cho trẻ chân tay miệng: về dinh dưỡng nếu trẻ ăn được thì cho trẻ ăn thực phẩm mềm, ăn lỏng loãng nhuyễn, uống nhiều nước. Đối với những trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú liên tục. Nếu trẻ bỏ bú thì có thể vắt sữa đổ thìa cho trẻ để tránh mất nước, có thể bôi xanh methylen cho trẻ vào những nốt phỏng ở tay chân và tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly và nên nghỉ học từ 7 đến 10 ngày để tránh lây truyền dịch ra trên diện rộng.  

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...