Gia đình ba thế hệ đam mê hát chèo

Thứ 2, 05/12/2022 | 00:00:00
1,079 lượt xem

Ca dao có câu “Hỡi cô thắt dải lưng xanh - Có xem chèo Khuốc với anh thì về”, nhắc đến làng chèo Khuốc nổi tiếng của xã Phong Châu huyện Đông Hưng, người yêu nghệ thuật chèo đều biết ông Quách Văn Khởi - Một người chơi đàn nhị giỏi và hát chèo hay có tiếng, không những thế gia đình ông còn có 3 thế hệ đam mê hát chèo và hầu hết các thành viên trong gia đình đều đi theo con đường văn hóa nghệ thuật .

3 thế hệ gia đình ông Quách Văn Khởi quây quần bên nhau thưởng thức nghệ thuật chèo

Sau những giờ làm việc căng thẳng, tiếng đàn, tiếng trống, cùng lời ca tiếng hát lại vang lên rộn rã trong căn nhà nhỏ của gia đình ông Khởi. Những dịp quây quần, cùng nhau biểu diễn, thưởng thức nghệ thuật chèo đã trở nên rất đỗi quen thuộc với gia đình ông.


Ông Quách Văn Khởi - xã Phong Châu huyện Đông Hưng:Trước kia bố mẹ tôi cũng hát chèo nhưng giờ các cụ về già rồi, đến đời tôi là đời thứ 2, chúng tôi dạy các con các cháu hát chèo, hai vợ chồng con trai cả đang công tác tại nhà hát chèo Hà Nam, hai vợ chồng con gái út công tác tại đoàn văn công quân khu 3, con gái thứ 2 và cháu ngoại đang làm việc tại trung tâm văn hóa huyện Đông Hưng.”


Đến nay, gần 10 thành viên trong gia đình ông Khởi đều có thể hát được chèo hoặc chơi các loại nhạc cụ dân tộc

Thừa hưởng gen di truyền từ cha ông, lại được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những làn điệu chèo ngay từ tấm bé, đến nay, gần 10 thành viên trong gia đình ông Khởi đều có thể hát được chèo hoặc chơi các loại nhạc cụ dân tộc. 


Chị Quách Thị Hương – con gái ông Quách Văn Khởi:Tôi được nghe chèo và ngấm chèo từ ngày tôi còn rất là nhỏ. Mỗi lần nghe thấy tiếng trống chèo hay là bố mẹ đi diễn là cứ đòi đi theo bằng được để xem, nghe hát chèo mà lòng cứ xôn xao nên tôi bảo bố mẹ dạy hát chèo cho mình, thế rồi từ đó cái niềm đam mê hát chèo cứ ngấm dần vào trong người mình.”


Cùng là người trong gia đình nên mỗi khi tập luyện hay biểu diễn, việc góp ý, chỉnh sửa về điệu hát, cách diễn xuất được dễ dàng hơn. Mọi người biết tiếp thu, tự điều chỉnh và thay đổi mình để mỗi làn điệu chèo được cất lên, mỗi trích đoạn chèo được trình diễn sẽ thêm phần hấp dẫn… 

Không chỉ động viên con cháu mình, ông Khởi cũng có cách truyền dạy để trước hết họ phải có được tình yêu với hát chèo, có ý thức gìn giữ, nối tiếp nghề hát của gia đình, sau đó mới bồi đắp sự hiểu biết, kỹ năng, cách xử lý các làn điệu sao cho đúng, cho hay. Bên cạnh đó, những video, hình ảnh về những buổi tập hát chèo của gia đình cũng thường xuyên được ông Khởi chia sẻ lên mạng, để lan tỏa tình yêu hát chèo đến với mọi người.


Chị Hoàng Thị Mai Trang - cháu ngoại ông Quách Văn Khởi: “Hát chèo thì nó phải tròn vành rõ chữ, vang, rền, nền nảy, phải biết nén hơi, lấy hơi, làm sao thể hiện giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng, đằm thắm. Khi mà tôi bắt đầu hát thì hát sai chỗ nào thì may mắn là có ông bà, bố mẹ đã hỗ trợ, chỉ cho mình những cái được và cái chưa được để mình sửa dần dần.”



Trong gia đình ông Khởi, tất cả các thành viên đều đắm mình trong nghệ thuật chèo, trên sân khấu họ trở thành đồng nghiệp của nhau, khi trở về cuộc sống thường ngày, những lời ca, tiếng hát như chất keo gắn kết khích lệ các thành viên để xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc vững bền.

Vũ Hà

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...