Đầu năm khai bút

Thứ 2, 07/02/2022 | 00:00:00
433 lượt xem

Tục khai bút đầu xuân của Việt Nam có nguồn gốc từ thế kỉ thứ 13. Đầu xuân mới, khi học trò đến thăm thầy, thầy giáo Chu Văn An lại tự tay viết chữ tặng cho các môn sinh để họ cảm thấy may mắn hơn, phấn đấu học tập tốt hơn. Kể từ đó, tục khai bút được thực hiện vào mỗi dịp xuân về, mang ý nghĩa của sự học và truyền thống tôn sư trọng đạo.

Thư pháp gia Mặc Hý mài mực, viết chữ thư pháp

Những ngày đầu xuân, cùng với việc thực hiện những phong tục ngày Tết, thư pháp gia Mặc Hý hàng ngày đều gắn bó tại thư phòng này. Nơi đây đã hơn 10 năm nay, mỗi khi xuân về, chị lại chọn giờ trong một ngày đẹp nhất của năm mới để khai bút đầu xuân.

Thư pháp gia Mặc Hý:

“Ngày xưa các cụ thường khai bút vào đêm giao thừa, hiện nay người ta có thể chọn ngày đẹp đầu năm, ví dụ học sinh thì làm bài tập ngày đầu tiên đi học, cán bộ công chức khai bút vào quyển sổ, miễn là khai bút không gian yên tĩnh, tinh thần “đầu năm khai bút, bút khai hoa”. 


Thư pháp gia Mặc Hý:

"Năm nay là năm Dần nên khai bút bằng chữ: Dũng- Dũng mãnh của Hổ, sự gan dạ, dũng cảm, hoặc chữ Bình An- mong cầu 1 năm mới thuận lợi, vượt qua đại dịch Covid-19."


Trải qua hàng hàng nghìn đời thì đến nay tục lệ khai bút đầu xuân vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị và ý nghĩa. Để dù là Tết truyền thống hay Tết hiện đại thì ngày Tết của Việt Nam vẫn mang những bản sắc đặc biệt. Hi vọng qua câu chuyện mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp quý vị có thêm 1 góc nhìn thật đặc biệt về ngày Tết cổ truyền của người Việt. Chúc quý vị 1 năm mới bình an và may mắn!

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...