Hà Nội bảo tồn khu di sản Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa

Thứ 3, 15/06/2021 | 00:00:00
3,167 lượt xem

Sáng 15/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thời nhà Lê và được tu sửa vào thời nhà Nguyễn

Trước đó vào ngày 20/4/2021, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 948-QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa. 

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư các dự án trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa. Tính đến nay, Trung tâm đã triển khai thực hiện 20 dự án tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa, bằng các nguồn vốn đầu tư xây dựng, sự nghiệp, chống xuống cấp và nguồn phí được để lại của đơn vị. Trong đó, có 13/20 dự án đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán theo quy định, còn lại 7 dự án đang triển khai.

Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho rằng, phần lớn di sản chưa được tiếp cận khi vướng mắc giải phóng mặt bằng (liên quan đến khu đất do Bộ Quốc phòng đang quản lý tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Trạm xăng dầu tại đường Nguyễn Tri Phương) và đất do cá nhân đang sử dụng. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đề nghị UBND thành phố cho phép sử dụng 5 công trình tại khu vực Trạm khách T66 (Bộ Quốc phòng) làm kho lưu giữ và bảo quản hiện vật.

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn gặp vướng mắc về thẩm quyền trình thẩm định đầu tư các dự án trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng đề nghị UBND thành phố cho phép xây dựng Đề án tăng mức thu phí lệ phí tham quan và thu dịch vụ tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa trình HĐND thành phố; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mở rộng và tăng thời lượng chương trình học tập ngoại khóa tại các nhà trường, gắn với việc tìm hiểu các di tích lịch sử của Thủ đô, đặc biệt là Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa; đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phát huy giá trị di sản...

Chú thích ảnh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo

Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị, Ban Chỉ đạo cần tiếp tục làm rõ từng nhiệm vụ cụ thể của các đồng chí, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo; mời thêm một số thành viên là lãnh đạo, chuyên gia thuộc các cơ quan trung ương... cần xây dựng kế hoạch tổng thể để triển khai các dự án của cả khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trong đó tập trung vào phục dựng Điện Kính Thiên trên cơ sở, căn cứ khoa học; tạo sự đồng thuận, thống nhất về mặt nhận thức bằng tăng cường truyền thông trong và ngoài nước về vấn đề này.

“Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa cần lưu ý 3 nội dung chính là các công tác xây dựng dự án, nội dung chi tiết các dự án và toàn bộ các mối quan hệ, truyền thông xung quanh các dự án”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phòng nhận định.

Với các ý kiến đề xuất, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo cần tiếp tục rà soát lại thành phần, bổ sung thêm đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Du lịch, mời lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, chuyên gia khoa học tham gia Ban Chỉ đạo; phân công cụ thể nhiệm vụ, lĩnh vực của các thành viên Ban Chỉ đạo.

“Các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa phải được xây dựng chi tiết, cụ thể, đảm bảo đưa các dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, các dự án phải có các thành phần ưu tiên, lộ trình kèm theo, đồng thời truyền thông rộng rãi để tạo sự đồng thuận. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu chặt chẽ trên cơ sở khoa học, khảo cổ, để tạo sự đồng thuận trong các chuyên gia, nhân dân”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...