Người bảo tồn giống ổi Bo Thái Bình

Thứ 2, 21/09/2020 | 00:00:00
7,115 lượt xem

Làng Bồ Xuyên xưa, nay là phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, được biết đến là nơi khởi nguồn của giống ổi Bo trứ danh một thời ở Thái Bình. Những tưởng trái ổi Bo, cây ổi Bo chỉ còn vang bóng một thời, nhưng với đến Hoàng Diệu hôm nay, chúng ta vẫn có cơ hội được thưởng thức thứ đặc sản quý hiếm này. Người có công bảo tồn và giữ “báu vật” của làng chính là ông Bùi Hữu Trọng, tổ 2, phường Hoàng Diệu.

Ông Bùi Hữu Trọng - Người bảo tồn giống ổi Bo Thái Bình

Chúng tôi tìm đến nhà ông Bùi Hữu Trọng, tổ 2, phường Hoàng Diệu vào một buổi chiều đầu thu, khi những trái ổi Bo đến mùa chín, thơm lừng cả không gian. Tại phòng khách gia đình ông Trọng, chúng tôi được ông mời thưởng thức trái ổi Bo truyền thống, nghe ông Trọng nói về nguồn gốc và cái tên nức tiếng của loại đặc sản này.

Gặp người luôn trăn trở và bảo tồn giống ổi Bo Thái Bình

Ổi Bo Thái Bình

Ông Bùi Hữu Trọng, tổ 2, phường Hoàng Diệu 

Ổi Bo có tên ban đầu là ổi lê. Đến mùa ổi chín, người dân trong làng mang ổi ra chân cầu Bo để bán. Vì thế, cái tên ổi Bo dần được người dân quen gọi. Quả ổi chưa chín có màu xanh và vị chát nhưng khi quả chín to như quả lê, màu trắng như lê, khi bổ ra, cùi dày, ruột quả bé và chỉ có một vành hạt. ăn có vị thơm, giòn, hạt mềm và khía múi.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ổi Bo không còn được trồng nhiều nữa. Trên địa bàn phường Hoàng Diệu, số cây ổi Bo thuần chủng cũng chỉ còn vài chục gốc. Riêng ở khu vực làng Bồ Xuyên, chỉ có gia đình ông Bùi Hữu Trọng còn bảo tồn được 10 cây ổi Bo bản địa, còn lại một số gia đình có vườn tạp cũng chỉ có 1 đến 2 cây. Chính những hương vị đặc trưng riêng có mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn cốt quê hương, như nhắc nhở những người ở xa luôn nhớ về quê lúa Thái Bình.

Những cây ổi Bo thuần chủng bây giờ chỉ còn vài chục gốc

Ông Trần Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hội Nông dân phường Hoàng Diệu

Giống ổi Bo của Thái Bình ngày một thu hẹp lại, chúng tôi cũng đã động viên nhân dân bảo tồn và nhân rộng giống cây này và kiến nghị nhà khoa học, nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh cho giống ổi Bo để nhân rộng ra.


 Ổi Bo ra hoa từ độ tháng 3 âm lịch và quả cho thu hoạch độ giữa tháng 7 âm lịch hàng năm. Có điều đặc biệt ở giống ổi này là đặc tính sinh trưởng và quá trình chăm sóc cây hết sức nghiêm ngặt.  Nếu có sự thay đổi về môi trường, thổ nhưỡng, quả ổi Bo sẽ không còn giữ được hương vị vốn có của nó. Khi chăm sóc, tuyệt đối không bón phân hóa học cho ổi Bo mà chỉ được dùng phân hữu cơ hoặc dùng bùn ao vun gốc hay đôn vườn hai ba thâm để đảo đất. Cũng bởi sự “khó tính” của cây ổi Bo nên khi cây đã cho quả và ăn quả thì người ta cứ nhớ mãi thứ hương vị khó quên đó. 

Ổi Bo là cây "khó tính", phải biết cách chăm

mới ra được những quả giữ nguyên được hương vị ngon ngọt vốn có

Ông Bùi Hữu Trọng, tổ 2, phường Hoàng Diệu

Tôi nghĩ rằng nên quy hoạch thành một vùng ổi Bo để trồng. Và trước mắt động viên các bà con nhân dân, những người ở địa phương còn làm và còn đất nên trồng ổi Bo. Đồng thời, hỗ trợ công cụ để bọc và bảo vệ quả, tạo nên sản phẩm. Khi sản phẩm đã có thu nhập thì người nông dân sẽ hào hứng thi nhau trồng.


Mong muốn của ông Trọng cũng như của những người nông dân phường Hoàng Diệu sẽ có vùng trồng cây ổi Bo để giữ gìn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên chính quê hương của ổi Bo. Đến với Hoàng Diệu có thể được thưởng thức ổi Bo trên đồng đất quê cũng như thời trước nói tới ổi Bo, cầu Bo là người ta nhớ tới Thái Bình.

Hồng Thắm

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...