Huyện Thư Trì: Sáng mãi những ngày tháng Tám lịch sử

Thứ 4, 19/08/2020 | 00:00:00
2,631 lượt xem

Hằng năm, ngay từ những ngày đầu tháng 8, người dân Việt Nam lại bồi hồi nhớ lại cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945 với một niềm tự hào sâu sắc. 75 năm đã trôi qua, thế nhưng với những người dân của huyện Thư Trì ngày trước, nay thuộc huyện Vũ Thư, thì niềm tự hào ấy vẫn luôn cháy rực.

Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư ngày nay

Cách đây 75 năm về trước, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Việt Minh, quần chúng nhân dân ở từng làng, trong đó có có làng Phương Cáp, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư kéo về mái đình Phương Cáp để mít tinh. Tại ngôi đình, lực lượng cách mạng đỏ Thư Trì đã gọi lý dịch trong chính quyền cũ mang tất cả sổ sách, đồng triện ra nộp. 

Cách mạng Tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra 1 kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, trong đó có huyện Thư Trì. Và truyền thống cách mạng, đấu tranh cho độc lập dân tộc vẫn tiếp nối ở thế hệ những người con quê hương. 

Đình Phương Cáp vẫn còn giữ nguyên dáng vẻ như 75 năm trước lực lượng Việt Minh huyện Thư Trì kéo về mít tinh lật đổ chính quyền phong kiến tay sai của thực dân

Ông Đỗ Như Thân, Bí thư chi bộ thôn Phương Cáp, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư: 

Trong các cuộc kháng chiến với tinh thần chiến đấu, nhiều đồng chí đã anh dũng hi sinh ở lứa tuổi 19,20 làm rạng danh cho quê hương đất nước. Sau khi về chính quyền địa phương thì phấn đấu với tinh thần thanh niên 3 xung kích sẵn sàng trong công việc xây dựng sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, tích cực trong các phong trào của địa phương, làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Thời ấy dưới sự thống trị của thực dân phong kiến, nhân dân huyện Thư Trì vô cùng cực khổ. Ruộng đất tốt đa phần đều tập trung trong tay địa chủ, mỗi suất đinh thường chỉ được hơn 1 sào nhưng lại chủ yếu là ruộng xấu và chỉ được cấy 1 vụ. Thêm vào đó, thực dân Pháp còn thu nhiều khoản sưu thuế nặng nề. Nhân dân làng Đại Đồng ngày ấy, nay thuộc xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư, hầu như ai cũng phải đi vay nặng lãi, cầm bán đồ đạc, ruộng đất…

Các em thiếu nhi Tân Hòa đến thăm và nghe kể chuyện tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Ông Bùi Công Trứ, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư: 

Mặc dù bị kẻ thù đàn áp, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên quần chúng cách mạng bị địch bắt, tù đày tra tấn dã man, song với khí tiết cách mạng và tinh thần dũng cảm hi sinh, các đồng chí vẫn kiên trì bảo vệ các cơ sở bí mật, cùng tổ chức đánh bại kẻ thù để giành chính quyền về tay nhân dân. 

75 năm đã trôi qua, thế nhưng trong sâu thẳm mỗi người dân huyện Thư Trì ngày ấy, Vũ Thư ngày nay, niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước vẫn luôn rực cháy.

Em Lại Trần Thảo My, Học sinh trường Tiểu học Tân Hoà, huyện Vũ Thư: 

Con rất vui và tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quê hương. Con hứa sẽ học tập thật tốt, lớn lên trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong kháng chiến cứu quốc, tình yêu nước biểu hiện ở việc đấu tranh đập tan ách nô lệ để giành lại chính quyền. Trong thời đại ngày nay, tình yêu ấy là sự nỗ lực, cống hiến và vững tin vào công cuộc đổi mới và kiến thiết xây dựng đất nước.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...