Chơi thư pháp ngày tết

Chủ nhật, 10/02/2019 | 16:50:45
4,547 lượt xem

" Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già - Bày mực tàu giấy đỏ - Trên phố đông người qua" Câu thơ trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã nhắc đến tục xin chữ xưa, vốn là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, sự trọng chữ, trong tri thức. Những câu đối, câu chúc bằng mực tàu trên giấy đỏ là những món quà ý nghĩa tinh thần để chào năm mới, biểu thị cho những ước vọng đầu Xuân


Tết năm nay, người ta lại thấy ông đồ không chỉ viết trên giấy đỏ mực tàu mà còn thấy cả trên hoa quả thờ ở Phố ông đồ trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh. 

Đến với phố ông đồ và góc chợ quê trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh, ngoài những món hàng quê, thì khách tham quan thường đứng lại lâu hơn ở phố ông đồ.  Phố ông đồ được thiết kế mộc mạc, đơn sơ, trang trí nhiều câu đối, câu chữ hoài cổ, mang đậm phong cách tết xưa.  Không chỉ là không gian đẹp, được trang trí khéo léo….mà khách tham quan không khỏi bất ngờ với cách viết thư pháp trên hoa quả thờ ….

 

 Anh Nguyễn Văn Huỳnh - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hán – Nôm và Thư pháp Thái Bình: "Viết thư pháp trên giấy đã khó viết trên hoa quả thờ càng khó vì quả không bằng phẳng phải lựa chọn cách viết, chữ, và mực viết…"







Phố ông đồ có nhiều tranh thư pháp độc đáo được thể hiện bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. Khách tham quan sẽ được trải nghiệm với hoạt động trình diễn thư pháp và xin chữ mà chúng ta yêu thích.. 


 Tiếng Nhà thư pháp Mặc Hý: " Những ngày tết như thế này người ta thường hay xin những chữ: lộc, thọ, phúc….và tôi lựa chọn màu mực đỏ cho thêm phần may mắn"








Điều đặc biệt ở phố ông đồ còn có thư pháp bút lửa đó là xì lửa trên chất liệu gỗ…

Thư pháp chữ Việt vẫn được con người cảm nhận và không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền. Không chỉ xuất hiện trên mành, trên giấy mà còn được chuyển trên mọi vật liệu như gỗ, mành và đặc biệt là trên các loại hoa quả thờ..


 Ông Vũ Tiến Hợp- Giám đốc công ty cổ phần đầu tư phát triển Văn hóa Việt : "Chợ quê và thư pháp là góc nhìn mới về phố ông đồ và chúng tôi bày trí sao cho phù hợp nhất, kể cả những chi tiết nhỏ như tranh, tre, nứa để làm các dãy nhà, rồi những ông đồ ăn mặc áo dài và quy định từng góc sao cho đẹp. Ở đây chúng ta bắt gặp hình ảnh của những ông đồ xưa với phong 


thái viết chữ khác nhau" 





Thú chơi thư pháp ngày càng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Chúng ta không chỉ gìn giữ mà phải không ngừng phát triển để lớp trẻ hôm nay nhận thức sâu sắc ý nghĩa văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hồng Thắm

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...