Những hoạt động của Lễ hội đền Trần Thái Bình

Thứ 7, 11/02/2017 | 15:23:15
1,350 lượt xem

Sau 3 ngày tổ chức, Lễ hội Đền Trần Thái Bình đã thu hút hơn 8000 du khách thập phương đến chiêm bái.

Do năm nay thời tiết thuận lợi và việc giao thông trên tuyến đường Thái Hà thuận tiện, nên người dân về lễ hội đông. Theo Ban Tổ chức, sau 3 ngày, lễ hội đã thu hút hơn 8000 khách thập phương, tăng hơn so nhiều so với năm trước. Chỉ tính trong ngày khai mạc lễ hội đã có hơn 4000 khách thập phương về dự.

Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện văn minh lễ hội. Trong các ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian đặc sắc được du khách đánh giá cao. Hi hữu còn xuất hiện các trò chơi không lành mạnh

+ Lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt du khách về chiêm bái, dâng nén tâm nhang tưởng nhớ các vị vua Triều Trần và tham gia các trò chơi dân gian độc đáo, nhiều du khách có cảm nhận riêng của mình về lễ hội đền Trần năm 2017.

Trước giờ khai mạc lễ hội, hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đã trở về đền Trần để tham dự lễ rước nước và hòa mình vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Công tác tổ chức đón tiếp du khách, trang trí khánh tiết và sắp xếp các khu vực vui chơi giải trí được du khách thập phương đánh giá cao.

Ông Trần Đại Lợi - Hưng Yên: 2 năm nay, cái sân khấu làm ở vị trí rất trung tâm, đồng thời có vị trí đón tiếp khách và vị trí để cho nhân dân đến dự lễ hội, thì tôi thấy rất uy nghi và trật tự. Tôi thấy năm nay sang lễ hội đền Trần có nhiều cái đổi mới, thứ nhất về mặt trang trí lễ hội có uy nghi hơn, về bố trí các khu phục vụ cho lễ hội, ăn uống 1 khu và vui chơi dành cho 1 khu. 

Lễ hội đền Trần Thái Bình kéo dài trong 5 ngày, trong đó tái hiện những phong tục, nghi lễ cổ truyền và những trò chơi dân gian độc đáo như thi cỗ cá, gói bánh chưng, thi pháo đất ... Mặc dù Ban Tổ chức lễ hội đã lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban,  phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho người, phương tiện về dự lễ hội, cũng như quán triệt tới các chủ hộ kinh doanh nghiêm chỉnh chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bán đúng giá niêm yết và không chèo kéo khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Ông Đào Bá Yết - Hưng Yên: Thường thường những người kinh doanh đưa các hàng quán đến bán, người ta chưa thấy tổ chức nào dẹp là người ta cứ lấn vào các khu vực đông người để tranh thủ bán các hàng quán. Nếu mà có cái Ban Tổ chức nào đó, dẹp trật tự tốt, sẽ ra khu khác để du khách người ta đi lại, vào lễ cho đúng với tinh thần của lễ hôi thì Ban Tổ chức cần sắp xếp thêm. 

 Ông Nguyễn Văn Thạo - Hà Nội: Nói chung là năm nay đông hơn mọi năm, vui hơn ,  công tác vệ sinh còn hơi kém. Trước cửa Đền vẫn còn các cửa hàng tạp hóa lộn xộn. Riêng các hàng ăn mà đưa vào giữa khu di tích như thế này thì không được, cần phải đưa ra vành ngoài, để cho nó tôn kính, tâm linh trân trọng hơn. 

Hy vọng  Ban Tổ chức lễ hội sẽ khẩn trương khắc phục những tồn tại hạn chế, để lễ hội đền Trần sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp nhất trong mắt du khách thập phương . 

+ Chiều 10-2 tức ngày 14 tháng Giêng năm Đinh Dậu,  Ban Tổ chức Lễ hội đền Trần tổ chức hội thi pháo đất. Đây là trò chơi dân gian nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2017.

Tham gia hội thi có 5 đội đến từ 5 thôn thuộc xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà. Mỗi thôn có 10 pháo thủ, đất làm pháo do các bên tự chuẩn bị trước lễ hội. Đất phải là đất không lẫn tạp chất, sau khi lấy về nhào nện kỹ cho đến khi đất vừa dẻo vừa mịn, không dính tay. Trong thi đấu, mỗi pháo thủ làm 3 quả pháo nổ hình bầu dục, dài từ 4 – 8 thước, nặng khoảng 20-27 kg. Mỗi lần tung và úp pháo đều dùng trượng để đo, đội nào có giềng pháo dài nhất sẽ thắng cuộc.

Pháo đất là trò chơi dân gian đặc sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của người nông dân trong quá trình dựng nước và giữ nước , được duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ.

+ Một trong những hoạt động thu hút và để lại ấn tượng cho du khách là Hội thi gói Bánh chưng của 8 thôn, làng trong xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.

Các đội tham gia hội thi.

Tham gia Hội thi gói Bánh chưng, mỗi thôn cử 1 đội gồm 3 người là nữ, với trang phục truyền thống như quần lĩnh, áo nâu, khăn mỏ quạ. Nguyên liệu để làm bánh chưng được chuẩn bị chu đáo, từ chọn gạo, đỗ xanh, thịt, lá gói.

Phần thi gói bánh.

Khán giả tới rất đông để cổ vũ cho các đội thi.

Theo quy định của Ban Tổ chức cuộc thi gói bánh chưng, thời gian thi được ấn định 20 phút. Các đội dùng tay để gói bánh, bảo đảm cho bánh gói chặt tay, vuông vức, kích thước đúng quy cách của làng 22x22x7cm. Khi gói xong, bánh phải được trình bày đẹp.

Bánh chưng sau khi gói xong được trình bày đẹp mắt.

Ban giám khảo cuộc thi căn cứ số lượng bánh gói được của mỗi đội, căn cứ hình thức trình bày của mỗi tấm bánh để đánh giá kết quả. Hội thi đã làm sống lại một tập quán đẹp có từ  xa xưa về bánh chưng, bánh giầy, về quan niệm “Trời tròn - đất vuông”, để lại nhiều ấn tượng đối với du khách đến trẩy hội đền Trần Thái Bình.

​+ Nằm trong chuỗi các hoạt động trò chơi dân gian truyền thống, chiều ngày 12-2 tức ngày 16 tháng giêng âm lịch. Ban tổ chức Lễ hội đền Trần tổ chức hội thi kéo co nữ và thổi lửa kéo cơm cần.

Tham gia hội thi kéo co có 350 người là hội viên phụ nữ thuộc 35 xã, thị trấn trong huyện Hưng Hà. Thi đấu theo hình thức loại trực tiếp chọn ra 2 đội mạnh nhất vào chung kết. Kết thúc hội thi Ban Tổ chức trao giải nhất cho xã Duyên Hải.

Cũng trong ngày 12-2, Ban tổ chức Lễ hội đền Trần Thái Bình tổ chức hội thi “Nổi lửa nấu cơm cần”. Tham gia có 8 thôn làng thuộc xã Tiến Đức, mỗi đội gồm 4 người 2 nam và 2 nữ mang trang phục truyền thống. Mỗi đội cử 2 người khiêng niêu đất bằng 1 đoạn tre, 2 người đi theo đốt lửa. Thời gian từ 25-30 phút đội nào nấu nhanh, chất lượng cơm ngon và trang trí đẹp giành giải nhất.

+ Hội thi Vật cầu tại lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2017

Đội thi tham gia vật cầu.

Tham gia hội thi có 16 đô vật là những thanh niên trai tráng của các làng đến từ các xã trong huyện. Hội thi chia làm 4 lượt đấu, mỗi lượt có 4 đô mang đai đỏ, đai xanh, đai vàng và đai tím, đứng ở  vị trí 4 hố khác nhau quanh sới vật tượng trưng cho 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Ở giữa, sới có hố chính được cho nước và bùn quánh, quả cầu được làm bằng gỗ nghiến nặng hơn 10 kg, bào nhẵn được cho vào hố chính. Khi có lệnh của trọng tài, các đô vật tranh nhau quả cầu đưa về thả vào hố của mình. Ai nhanh tay là người thắng cuộc.

Nhân dân và du khách tới xem hội thi.

Đây là hội thi có ý nghĩa sâu sắc thể hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ, rèn luyện sức khỏe của trai tráng huyện Hưng Hà. Hội thi chính là dịp tưởng nhớ quân dân Đại Việt sau mỗi lần đánh thắng quân Nguyên Mông mở hội ăn mừng.

+ Sáng ngày 12-2 tức ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Dậu, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần xã Tiến Ðức (Hưng Hà), Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình phối hợp với UBND huyện Hưng Hà tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV với chủ đề "đồng hành vì sự sáng tạo vì quê hương Long Hưng -  Hưng Hà" 

Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm nhằm tôn vinh những thành tựu của thơ ca Việt nam. Các đại biểu dự Ngày Thơ Việt Nam tại Thái Bình đã cùng thưởng thức lại những bài thơ nổi tiếng: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong phần giao lưu thơ, các tác giả là thành viên Chi hội Văn học, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, câu lạc bộ thơ huyện Hưng Hà đã thể hiện nhiều sáng tác mới ca ngợi biển đảo quê hương, đất nước, mảnh đất Long Hưng - Hưng Hà địa linh nhân kiệt.

+ Sáng ngày 12-2 tức ngày 15 tháng Giêng năm Đinh Dậu, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần xã Tiến Ðức (Hưng Hà), Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình phối hợp với UBND huyện Hưng Hà tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV với chủ đề "đồng hành vì sự sáng tạo vì quê hương Long Hưng -  Hưng Hà"

Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm nhằm tôn vinh những thành tựu của thơ ca Việt nam. Các đại biểu dự Ngày Thơ Việt Nam tại Thái Bình đã cùng thưởng thức lại những bài thơ nổi tiếng: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong phần giao lưu thơ, các tác giả là thành viên Chi hội Văn học - Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, câu lạc bộ Thơ huyện Hưng Hà đã thể hiện nhiều sáng tác mới ca ngợi biển đảo quê hương, đất nước, mảnh đất Long Hưng - Hưng Hà địa linh nhân kiệt.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...