Tiếng hát từ trái tim

Thứ 3, 03/01/2017 | 10:57:06
721 lượt xem

Từng tham gia nhiều chương trình văn nghệ, đạt giải cao trong các hội thi Tiếng hát người khuyết tật khu vực phía Bắc và Toàn quốc, chị Lại Thị Hồng Na xã Quốc Tuấn ( huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã mang lời ca, tiếng hát của mình truyền lửa cho nhiều người cùng cảnh ngộ, đồng thời chị cũng đưa những làn điệu chèo mượt mà của quê lúa Thái Bình tới gần hơn với những người nông dân yêu mến nghệ thuật chèo. Thaibinhtv.vn gặp gỡ người phụ nữ khiếm thị đã vượt lên số phận, trở thành một người có ích cho xã hội.

Chưa một lần được nhìn thấy ánh sáng, tất cả những gì chị cảm nhận được từ cuộc sống này chỉ qua những âm thanh. Đến độ tuổi thiếu niên, chị bắt đầu bén duyên với nghệ thuật chèo nhờ những buổi theo chân các cô các bác đi tập văn nghệ. Niềm vui, nỗi buồn được gửi gắm qua từng lời ca tiếng hát và cũng từ đó thói quen nghe các chương trình dân ca qua đài phát thanh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ khiếm thị.

Chị Lại Thị Hồng Na - Xã Quốc Tuấn, huyện Kiến XươngMẹ tôi đẻ ra tôi đã biết mở mắt ra đâu, đã có lúc tôi nghĩ tìm đến cái chết, nghĩ lại mình vẫn còn có ích, thôi thì mình cứ mang lại được cái gì niềm vui cho mình và cho xã hội thì tôi làm thôi. Tôi tập chèo từ ngày nghệ sĩ Minh Tâm của Đài dậy "Đường trường thu không đấy" , nhà không có Đài cứ đi sang nhà hàng xóm nghe nhờ, tôi phải chống gậy đi có hôm bỏ cả cơm đi học hát. Tập chèo từ  Đài vậy rồi dần dần ngấm vào máu thôi. 

Không qua trường lớp, không có người hướng dẫn, cách học duy nhất của chị là thuộc lòng từ lời đến giai điệu bài hát, cách luyến láy, âm điệu thiết tha sâu lắng của từng điệu chèo cổ. Nhờ chăm chỉ luyện tập qua "thầy đài", chị đã rèn luyện thành công kỹ thuật vang rền, nền, nảy trong nghệ thuật chèo.

Đến nay, người nghệ sĩ mù quê lúa không chỉ thuộc lòng và hát được hàng chục làn điệu chèo, mà còn tự sáng tác lời mới cho những điệu chèo cổ. Để môn nghệ thuật truyền thống không bị mai một và đưa chèo đến gần hơn với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, chị Hồng Na luôn sẵn sàng truyền dạy cho các chị em phụ nữ và thanh thiếu niên các xã lân cận, mang niềm vui tới cho cuộc sống của những người xung quanh. 

 Cháu Na tuy là một người khuyết tật, nhưng cuộc sống của cô ấy lúc nào cũng vui tươi và đem lại cái hồn nhiên cho tất cả các chị em ngồi đây. Đem lại niềm tin, sự sống và tin tưởng vào lòng mình, không dấu diếm cái gì, trau dồi hết cho các chị em.

Mỗi lần được nghe những làn điệu chèo cất lên từ những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, chị lại càng có thêm động lực để vui sống bởi chị tin rằng mình tàn nhưng không phế. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song ở người phụ nữ ấy luôn tràn đầy sự lạc quan và niềm tin tiến về phía trước. 

Chị Lại Thị Hồng Na tâm sự: " sức khỏe ngày một yếu đi, nhưng tôi không bi quan, tôi chỉ mong các bạn bè đồng nghiệp, đồng tật của tôi hãy cất cao tiếng hát để xua đi những mặc cảm trong cuộc sống và xây dựng cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, yêu đời hơn".

Vui xóm đẹp làng, xuân sang lúa thêm đẹp tươi lúa trổ bông vàng, trai gái hân hoan vào xuân hát hội, đây khúc ca chèo gửi tới muôn nơi, đây đất Thái Bình đẹp lắm, đẹp lắm người ơi.....tiếng hát trong chẻo qua làn điệu chèo mượt mà đằm thắm ngày ngày vẫn vang lên xua tan bóng tối, đem ánh sáng đến với chị Hồng Na.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...