Dự án Luật Nghệ thuật biểu diễn: Cần nhìn xa trông rộng

Thứ 5, 26/03/2015 | 09:05:15
935 lượt xem

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Cục NTBD - Bộ VHTT & DL) vừa cho biết, việc triển khai xây dựng Dự án Luật Nghệ thuật biểu diễn sẽ được tiến hành từ tháng 3-2015 đến tháng 5-2018. Từ thực tế quản lý biểu diễn nghệ thuật hiện nay, nhiều băn khoăn đang đặt ra, sau 3 năm nữa, dự án Luật Nghệ thuật biểu diễn có theo kịp cuộc sống?


Ca sĩ Hương Tràm từng nhận án phạt vì ăn mặc phản cảm
Cho tới thời điểm này, Nghị định 79 và Thông tư 03 được Cục NTBD dùng làm "cây gậy” pháp lý quản lý hoạt động biểu diễn hiện tại đã bộc lộ nhiều hạn chế đáng lo ngại. Từ chuyện ăn mặc phản cảm, hát nhép, đạo nhạc, thi người đẹp không phép, biểu diễn không phép… cho tới thi người đẹp "chui”, dù các đơn vị và cá nhân đã bị xử lý và nhận án phạt, nhưng thời gian sau đó sai phạm vẫn tái diễn. Thực tế này cho thấy, dường như càng phạt, thì "người trong cuộc” càng nhờn luật. Cùng với đó, các sai phạm ngày càng biến tướng. Một trong những nguyên nhân khiến scandal có đất bám rễ phải kể đến mức phạt hành chính quá nhẹ. Khiến người ta dễ hình dung phạt như một cách để đánh bóng tên tuổi cho người mắc sai phạm. Bởi sau án phạt, tiền cátxê của ca sĩ, người mẫu tăng vọt, hay tên tuổi của họ được chú ý nhiều hơn... 
Đại diện cơ quan quản lý văn hóa trên địa bàn Hà Nội – nơi có hoạt động nghệ thuật biểu diễn khá sôi động, ông Trần Quốc Chiêm, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội chỉ rõ thực trạng hiện có nhiều đơn vị, công ty tổ chức sự kiện xin cấp phép ở địa phương khác, nhưng lại tổ chức biểu diễn chương trình ở Hà Nội khiến việc kiểm tra, giám sát rất khó khăn, nhất là khi xảy ra những vấn đề liên quan đến biểu diễn, trang phục, hóa trang của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cấp phép cho các đơn vị nhưng không có đủ khả năng, điều kiện để tổ chức duyệt chương trình. Bởi không có căn cứ, cơ sở để xem xét xử lý các tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cấp phép. Mặt khác, chưa có quy định rõ ràng về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đã vào Việt Nam hoặc đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam khi tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang như thế nào… Cùng với đó, việc quản lý các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại những quán bar, nhà hàng hiện cũng rất khó khăn, phức tạp vì theo quy định thì không phải cấp phép và thẩm định nội dung chương trình. Mà đây chính là nơi thường xảy ra vi phạm.
Nhiều "kẽ hở” của Nghị định 79 được các chuyên gia Vụ Pháp chế, Bộ VHTT & DL "mổ xẻ”: Biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang là 2 lĩnh vực khác nhau, vì vậy thủ tục cấp phép cần phải được tách ra và hướng dẫn cụ thể. Trong khi hiện nay Nghị định số 79/2012/NĐ-CP lại gộp vào một qui định chung. Nghị định 79 hiện cũng chưa có điều khoản nào qui định cùng chế tài xử phạt về việc cấm cho mượn, thuê Giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, trong khi đây lại là một thực tế đang diễn ra. Ngoài ra, thời hạn tổ chức thẩm định cấp phép biểu diễn nghệ thuật hiện nay giới hạn trong vòng 4 ngày là quá ngắn. Ấy là chưa kể Thông tư số 03 cũng chưa hề có qui định chi tiết đối với việc xử lý người đẹp, người mẫu vi phạm các qui định của pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội… 
Rồi quy định trước khi chương trình được công diễn phải được Hội đồng nghệ thuật duyệt, nhưng hiện chưa có Quy chế hoạt động của Hội đồng nghệ thuật, vì vậy, hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, Thông tư 03 không quy định khung mẫu nhãn kiểm soát dán trên băng đĩa nên nhiều mẫu do Sở VHTT&DL cấp chứa đựng quá nhiều thông tin, lại nhỏ vì vậy rất khó chế bản và không có sự thống nhất… Mà đã không qui định thì dựa trên căn cứ nào để xử lý?
Ngay cả vụ việc Cục NTBD từng thua kiện Ban tổ chức cuộc thi "Nữ hoàng Biển Việt Nam 2013” vì Nghị định 79, Quyết định 89 và Thông tư 03 đều không có điều khoản nào quy định Cục NTBD có chức năng quyền hạn, thẩm quyền thu hồi quyết định cho phép tổ chức cuộc thi người đẹp này. 
Vụ việc càng cho thấy sự cấp thiết của việc xây dựng Luật Nghệ thuật biểu diễn cần phải nhìn xa trông rộng. Làm sao để tạo được sự thông thoáng, chặt chẽ và phù hợp hơn với cuộc sống. Ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận đã đến lúc sửa lại Thông tư 03 hướng dẫn thi hành Nghị định 79 cho phù hợp với cuộc sống và xây dựng Luật Nghệ thuật Biểu diễn làm hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này.
Lê Nhi
Daidoanket.vn


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...