Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố "Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt là Chiến lược). Chiến lược này được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 8-2-2015, cho thấy một bước thay đổi to lớn trong tư duy về vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng.
Mỗi người dân đều là sứ giả
Văn hóa đối ngoại được thực hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Trong văn hóa đối ngoại, các nhà văn, nghệ sĩ… hay thậm chí mỗi người dân đều là sứ giả quảng bá cho văn hóa Việt Nam. Chúng ta không chỉ quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài mà quảng bá ngay tại đất nước mình.
Giới thiệu thời trang Việt Nam tại I-ta-li-a năm 2014. Ảnh: Trần Nhất Hoàng |
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho rằng: “Trong khi ngoại giao đã có chiến lược ngoại giao văn hóa, thì đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến lược văn hóa đối ngoại bài bản, khoa học như vậy để thực hiện vai trò quan trọng của văn hóa. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên chúng ta đề ra việc thực hiện một cách mạnh mẽ chiến lược về công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Văn hóa từ chỗ được coi là lĩnh vực thuộc về tư tưởng thì giờ đây được đề cập đến như một ngành công nghiệp, tức là phải tính đến giá trị kinh tế, yếu tố giải trí, thị trường…”.
Chủ động trong các hoạt động văn hóa đối ngoại
Chỉ tính riêng năm 2014, văn hóa Việt Nam đã đến với bạn bè quốc tế bằng nhiều hoạt động giao lưu, giới thiệu văn hóa nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài, các hoạt động thể dục thể thao khu vực và quốc tế. Có thể kể đến như Năm Việt Nam tại Pháp, Lễ hội Du lịch-Văn hóa Việt Nam 2014 tại Nhật Bản, Năm giao lưu Văn hóa ASEAN- Trung Quốc tại Mi-an-ma... Chúng ta cũng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển văn hóa như các dự án với Wallonie-Breuxelles (Bỉ); hợp tác phát triển với Đan Mạch, Hàn Quốc trao Quỹ Học bổng và Văn hóa Việt Nam Kumho Asiana cho sinh viên chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam... Năm 2014, hình ảnh đất nước, con người và văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam xuất hiện với tần suất lớn trên các kênh truyền hình lớn quốc tế như BBC với chương trình du lịch sinh thái; Asahi đưa 3 danh hài nổi tiếng của Nhật Bản đi qua Đà Lạt, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh; TBS có một hành trình dài giới thiệu chi tiết về Hạ Long và Cát Bà…
Những sự kiện và số liệu sơ bộ trên cho thấy, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa đối ngoại từ trước khi Chiến lược ra đời. Bà Nguyễn Phương Hòa, Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chia sẻ: “Thực ra, văn hóa là một trong những lĩnh vực hội nhập rất sớm. Thậm chí có lúc, có nơi, văn hóa còn đi trước cả ngoại giao, chính trị. Trước đây chúng ta tham gia văn hóa đối ngoại với tư cách hợp tác là chủ yếu. Các hoạt động với tư cách chủ động hơn như ứng cử làm Phó chủ tịch của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, ứng cử thành viên Ủy ban di sản thế giới năm 2013-2017... của Việt Nam chưa nhiều. Khi tham gia với tư cách chủ động thì các hoạt động sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Chính vì vậy, Chiến lược vạch rõ hướng đi cho văn hóa đối ngoại của chúng ta là phải chủ động lập kế hoạch, tìm kiếm đối tác, tham gia các tổ chức quốc tế với nhiều tư cách. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại với những kế hoạch bài bản, dài hơi hơn. Chẳng hạn, Chiến lược đã đề cập đến các kế hoạch trung hạn, dài hạn trong các hoạt động văn hóa đối ngoại 2015-2017, hay đến 2020, 2030. Các ngày văn hóa, tuần văn hóa…., trước kia chúng ta thường bị động, năm sau tổ chức thì năm trước ta mới nghĩ đến. Nhưng giờ đây chúng ta sẽ phải lập kế hoạch cho các hoạt động này trong tổng thể cùng nhiều hoạt động khác từ những năm trước. Sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, và các địa phương cũng được xây dựng và vận hành theo một cơ chế điều phối quốc gia. Đây vốn là điểm yếu của chúng ta từ trước tới nay. Trước kia Bộ VH-TT&DL và Bộ Ngoại giao đã có sự hợp tác, phối hợp trong các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài hay đôi lúc có sự hợp tác với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhưng xuống các địa phương khác gần như là không có. Theo Chiến lược này, từ nay, hằng năm các bộ, ngành, địa phương đều phải xây dựng kế hoạch văn hóa đối ngoại. Căn cứ vào đó, các hoạt động văn hóa đối ngoại của các cơ quan sẽ được điều chỉnh sao cho hiệu quả, tránh trùng lặp. Hiện nay, để quảng bá hình ảnh quốc gia, Bộ VH-TT&DL cũng đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông hợp tác trao đổi thông tin đối ngoại”.
Áo dài Việt Nam trên sân khấu bờ biển Bu-san (Hàn Quốc). Ảnh: Trần Nhật Hoàng |
Được biết, một trong những điểm nổi bật nữa của Chiến lược là thiết lập đội ngũ Tham tán văn hóa, Tùy viên văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống Trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Hiện tại, chúng ta mới có 2 trung tâm văn hóa ở Lào và Pháp. Theo kế hoạch, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thêm các Trung tâm văn hóa ở Cam-pu-chia, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và tiếp tục mở rộng ở các địa bàn trọng điểm khác đến năm 2030. Để chuẩn bị nguồn nhân lực, Bộ VH-TT&DL cũng đã thực hiện bồi dưỡng lứa tùy viên văn hóa đầu tiên (khoảng 20 người). Họ sẽ là những cầu nối văn hóa của Việt Nam với thế giới...
Trao đổi về Chiến lược này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: “Chiến lược đã tạo ra đường lối để chúng ta thực hiện vai trò rất quan trọng của văn hóa như Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển, bền vững đất nước" đã chỉ rõ. Đây cũng là bước chuyển biến mạnh mẽ, làm thay đổi hẳn theo hướng tích cực, từ hợp tác sang chủ động hội nhập với các nền văn hóa thế giới, tạo thêm sức sống và giá trị mới giúp cơ thể văn hóa Việt Nam khỏe mạnh”.
MINH NHÃ
qdnd.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...