NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ LỄ HỘI

Thứ 3, 24/02/2015 | 16:08:12
910 lượt xem

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành công điện chấn chỉnh hoạt động lễ hội. Tại văn bản này, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, giảm tần suất tổ chức lễ hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn, nhằm tiết kiệm ngân sách, khắc phục bệnh hình thức phô trương….

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Lễ hội là một phần quan trọng làm phong phú, đặc sắc nền văn hóa Việt Nam. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng vẫn được duy trì, giúp giáo dục truyền thống lịch sử, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ; nhằm tạo dựng cuộc sống tốt lành, yên vui. Ngày nay, tổ chức lễ hội không chỉ là nhu cầu tinh thần mà còn là dịp để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần đắc lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh minh họa. Nguồn: Mạnh Thắng

Tuy nhiên, hiện công tác tổ chức lễ hội ở nước ta còn tồn tại quá nhiều bất cấp, khiến dư luận bức xúc. Một số địa phương tổ chức lễ hội truyền thống, nhưng lại bắn pháo hoa, tốn rất nhiều kinh phí. Đặc biệt, nhiều đối tượng lợi dụng lễ hội để “tranh thủ” kiếm lời thông qua các hoạt động xem bói, xem tướng, cờ bạc trá hình hoặc lợi dụng nơi đông người để móc túi, trộm cắp tiền, tài sản. Một số cơ sở kinh doanh lợi dụng lễ hội “chặt chém” khách du lịch không tiếc tay thông qua nhiều loại hình dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại và mua sắm khác. Người đi lễ hội thì chưa có ý thức cao, chèo cây, chen lấn xô đẩy, xả rác, phóng uế bừa bãi gây ra tình trạng lộn xộn, nhếch nhác thậm chí đánh nhau gây thương tích…, gây mất an ninh trật tự. Hoạt động đổi tiền lẻ, đặt tiền cũng lễ, công đức... cũng bị lợi dụng trở thành loại hình kinh doanh béo bở, gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Nhiều người đi lễ hội trở về đã không phấn khởi, vui vẻ mà lại rất buồn nản, bực mình, cáu bẩn vì vừa mất tiền, lại mệt mỏi, mất thời gian. Thế nên, việc Thủ tướng ban hành công điện chấn chỉnh hoạt động lễ hội dịp giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 là hết sức cần thiết.

Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ chỉ đạo việc này. Trước đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức hoạt động lễ hội có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả. Điển hình là: Kết luận số 51-KL/TW ngày 22- 7- 2009 của Bộ Chính trị (khóa X), về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII), về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 -7- 2010 của Bộ Chính trị (khoá X) về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao. Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5-2-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21-12-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, những bất cập trong tổ chức hoạt động lễ hội vẫn cứ tồn tại dai dẳng mà chẳng có chuyển biến được bao nhiêu.

Như vậy, để công điện của Thủ tướng thực sự có hiệu lực, để hoạt động lễ hội diễn ra mang ý nghĩa thiết thực thì cần phải có công tác tổ chức, quản lý chặt chẽ. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần phối hợp nhịp nhàng, nghiêm cấm các hoạt động đánh bạc trá hình, buôn thần bán thánh. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải cam kết kinh doanh đúng mục đích, đúng luật, đúng quy định. Thu hồi giấy phép kinh doanh của những đối tượng cố tình sai phạm. Cơ quan an ninh cần rà soát các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng có biểu hiện gây rối trật tự công cộng để quản lý. Những người đi lễ hội cần nêu cao ý thức, có các hành vi văn minh khi tham gia lễ hội, đặc biệt là cần loại bỏ ý thức sùng bái thần thánh thái quá. Các địa phương, cơ quan chức năng cũng cần rà soát, giảm tần suất chức lễ hội, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Quá trình tổ chức lễ hội, ngày hội phải có kế hoạch, chương trình, nội dung… cụ thể, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của từng địa phương nhưng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí. Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên cần gương mẫu thực hiện khi tham gia lễ hội; không sử dụng thời gian làm việc, phương tiện xe công đi lễ hội…

Để mùa xuân dân tộc vui hơn, đẹp hơn, giàu bản sắc văn hóa hơn thì các lễ hội cũng cần được tổ chức chặt chẽ, chu đáo, hiệu quả và tiết kiệm.

VĂN HIẾU

Theo qdnd.vn

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...