Có những người thầy rất “đặc biệt”, bởi họ không bao giờ đứng trên bục giảng, không soạn giáo án và cũng không biết đến những kì nghỉ hè. Đó là nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Mỗi ngày đến lớp họ đều mang đến cho những học sinh kém may mắn của mình tình yêu thương, lòng nhiệt huyết và niềm mong mỏi về một ngày các con cũng giống như bao bạn khác được đến trường, học tập và vui chơi bình thường.
Đã 5 tuổi, thế nhưng có những em nhỏ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Thanh Thảo Thành phố Thái Bình vẫn chưa thể nói sõi. Khả năng nhận thức của em cũng chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Để viết được một chữ cái, giáo viên sẽ phải hướng dẫn rất nhiều lần, thậm chí lặp đi lặp lại trong vài tháng các em mới có thể nhớ được cơ bản.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương - Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Thanh Thảo Thành phố Thái Bình: Dạy các cháu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, như trẻ bình thường thì 1 chữ chỉ vài ngày các cháu học xong nhưng với những bạn đặc biệt thì chúng tôi phải dậy cả tuần, cả tháng nhiều lúc cũng nản nhưng khi nhìn thấy các con tiến bộ. |
Tại trung tâm này có gần 100 em nhỏ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Em nhỏ nhất mới 14 tháng, em lớn nhất đã hơn 10 tuổi. Mỗi em một hội chứng vì vậy phương pháp giáo dục cho các em cũng phải đa dạng như: Can thiệp cá nhân, can thiệp theo nhóm, can thiệp vận động điều hòa giác quan, can thiệp bằng âm nhạc…
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Phụ huynh học sinh: Cháu có dấu hiệu từ khi 16 tháng và chúng tôi cho đi khám trên viện nhi TW bác sĩ khuyên nên cho cháu đi can thiệp, vì phát hiện và can thiệp sớm đặc biệt nhờ sự tận tâm của các cô nên tình trạng của cháu đã tốt hơn rất nhiều. |
Theo Thống kê, nước ta có khoảng 1 triệu người bị rối loạn phổ tự kỷ. Tỷ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ ước tính là 1% số trẻ sinh ra. Đặc biệt tình trạng trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ đang có xu hướng gia tăng và tăng nhanh đòi hỏi có những phương pháp dạy và chăm sóc.
Bà Trịnh Thị Thanh – người sáng lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Thanh Thảo Thành phố Thái Bình: Phương châm của trung tâm là đào tạo giáo viên đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, đảm bảo đủ trình dạy dỗ các em. Bên cạnh đó còn đủ nhân sự về y tế rất quan trọng trong giáo dục cho trẻ. |
Điều trị cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ bên cạnh tình yêu thương, tâm huyết với nghề của các giáo viên thì rất cần sự phối hợp của phụ huynh và xã hội. Các bậc làm cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm con trẻ, nhận biết sớm các triệu chứng của trẻ tự kỷ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Huyền Chang
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...