Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, đảm bảo chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng trục lợi, thời gian qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tại Thái Bình đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Đề án 06 về chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài 70 tuổi, ban đầu khi mới tiếp cận với thẻ ngân hàng và việc nhận lương hưu qua tài khoản, bà Nguyễn Thị Minh Dương, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà lo ngại mình không “bắt nhịp” được với tiến bộ công nghệ. Nhưng đến nay đã 3 năm, bà quen với việc sử dụng thẻ ATM. Và chiếc thẻ ngân hàng càng tiện lợi hơn trong việc quản lý chi tiêu khi bà đăng ký sử dụng dịch vụ thông báo số dư tài khoản qua điện thoại và thanh toán các khoản tiền hàng tháng với ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Minh Dương, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà: Nhận lương hưu qua thẻ ATM rất thuận tiện nhanh chóng, những lúc bưu điện phát tiền bất cứ lúc nào mình cũng rút được tiền, ở bất cứ đâu. Và có thể trả tiền điện tiền nước qua thẻ này. |
Hiện tỷ lệ người cao tuổi nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng ở huyện Hưng Hà đạt khoảng 20%. Trong đó, riêng khu vực 2 thị trấn đạt trên 34%. Hưng Hà hiện có hơn 7.000 người được hưởng chính sách an sinh xã hội, trong đó gần 1.400 người có công, bảo trợ xã hội và hộ nghèo cũng đã được cấp tài khoản để chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt với tổng số tiền gần 3,5 tỷ đồng.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi chi trả chế độ là xu hướng tất yếu trong chuyển đổi số, đồng thời từng bước cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho người dân khi tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.
Ông Đinh Văn Đức, Phó trưởng phòng Khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình: Ngân hàng đã xuống tận các điểm chi trả hướng dẫn bà con mở tài khoản, sử dụng các tiện ích của ngân hàng như chuyển tiền trên điện thoại. Sử dụng song song nhiều hình thức lĩnh tiền, có thể rút tiền tại quầy hoặc tại cây ATM. |
Việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh quyết toán.
Ông Hoàng Nam Giang, Giám đốc BHXH huyện Hưng Hà:Thực hiện đề án 06, chúng tôi đã phối hợp với ngành LĐ-TBXH, UBND các xã thị trấn, CA các xã thị trấn để tuyên truyền vận động.. Phối hợp với ngân hàng không thu phí dịch vụ mở tài khoản, trong tài khoản cũng không cần có số dư duy trì tài khoản. |
Bên cạnh đó, việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt còn tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt. Sử dụng các phương thức thanh toán điện tử làm tăng tính minh bạch và hiệu quả quản lý chi trả của Nhà nước.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...