Bệnh truyền nhiễm tăng khi giao mùa

Chủ nhật, 03/12/2023 | 00:00:00
473 lượt xem

Những ngày gần đây, thời tiết chuyển từ mùa thu sang đông, độ ẩm không khí giảm, nhiệt độ nóng lạnh đột ngột theo từng đợt gió mùa, tác động trực tiếp đến sức khoẻ và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh truyền nhiễm phát triển. Số bệnh nhân nhập viện đang có chiều hướng gia tăng. Ghi nhận tại BVĐK Đông Hưng.

Sốt cao nhiều ngày không hạ, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, bệnh nhân 21 tuổi Bùi Thị Mến nhập viện trong tình trạng li bì, mệt mỏi. Được biết, Mến lây bệnh trong thời gian sinh sống, học tập ở Hà Nội. Cả gia đình và khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, không có người mắc sốt xuất huyết. 


Bệnh nhân Bùi Thị Mến, xã Đông La, huyện Đông Hưng: “Ban đầu em có biểu hiện sốt, buồn nôn, đau đầu, đau người. Em cứ nghĩ đấy là biểu hiện của cảm cúm, sốt thông thường thôi, không nghĩ là sốt xuất huyết.” 




Bác sĩ CKI Nguyễn Duy Lập, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đông Hưng: "Nguyên nhân của sốt xuất huyết là trong miền Nam hoặc trên Hà Nội về là chính, cũng phát tán một số ổ dịch nho nhỏ tại các xã. Trung tâm y tế cũng kết hợp với bệnh viện phun thuốc muỗi rồi. Bệnh nhân thường đến đây với biểu hiện sốt rất cao, thường vào ngày thứ 4, thứ 5 sẽ xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, nặng thì có thể xuất huyết tiêu hoá và xuất huyết não.”

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm BVĐK Đông Hưng đã ghi nhận hơn 120 trường hợp sốt xuất huyết điều trị nội trú, trong đó tăng cao nhất vào tháng 10, tháng 11, với số ca bệnh chiếm hơn một nửa. Bên cạnh đó, những ngày thời tiết chuyển mùa, các bệnh khác như tay chân miệng, cúm, thuỷ đậu, viêm phổi, bệnh đường tiêu hoá và một số bệnh về da cũng tăng nhanh. 


Bệnh nhân Hoàng Đức Loạn, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng: “Tôi ngứa liên tục, ngứa không chịu đựng được mới đi viện. Nó ngứa toàn thân, nách, bẹn ngứa nhiều hơn. Gãi nó sứt da, vết ngứa lại lên.” 


Nguy cơ bệnh chồng thêm bệnh ở những người có bệnh lý mãn tính cũng là vấn đề đáng ngại. Một số trường hợp lầm tưởng biểu hiện của bệnh truyền nhiễm là do bệnh cũ sẵn có tái phát mà chủ quan không đi khám. Đến khi bệnh trở nặng, việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, dễ biến chứng. Do đó, chủ động phòng bệnh và thăm khám kịp thời khi xuất hiện triệu chứng là việc mà mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Duy Lập, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đông Hưng: “Giao mùa thì phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, tránh nguồn lây trong không khí, vệ sinh mũi họng và chủ động tiêm phòng. Việc đeo khẩu trang thì khuyến cáo đeo khi đi làm việc, giao tiếp tại nơi công cộng.” 


Các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người nên chủ động giữ ấm cơ thể giúp thân nhiệt luôn ổn định. Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày vận động thể dục thể thao từ 30 phút - 1 tiếng, cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Hà My


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...