Học Bác bằng tấm lòng của người thầy thuốc

Thứ 3, 16/05/2023 | 00:00:00
1,016 lượt xem

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y. Bác từng căn dặn: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật, mà còn nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình, dù công việc đặc thù nhiều vất vả, nhưng hiểu rõ sứ mệnh cao cả khi mang trên mình màu áo blouse trắng, các y bác sĩ nơi đây vẫn luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Sau 3 tuần điều trị, giờ đây nhìn bệnh nhân tâm thần phân liệt này, khó có thể tưởng tượng rằng, khi mới nhập viện, anh còn trong trạng thái hoang tưởng, có những hành vi kỳ quặc, không hợp tác với cán bộ y tế. Từ sự động viên, quan tâm mỗi ngày của các y bác sĩ, không những bệnh tình thuyên giảm, anh còn hòa đồng hơn với người thân và gia đình.



Người nhà bệnh nhân: 

"Bác sĩ rất nhiệt tình chăm sóc chu đáo, từ giấc ngủ đến bữa ăn, coi như con cháu trong nhà." 


Mỗi năm, bệnh viện Tâm thần Thái Bình tiếp nhận trên 30 nghìn lượt bệnh nhân đến khám. Bệnh nhân điều trị nội trú duy trì 200 - 300 người. Mỗi bệnh nhân là một tính cách, biểu hiện bệnh khác nhau. Các y bác sĩ phải quan sát tỉ mỉ, hiểu rõ từng người để có phương pháp điều trị phù hợp. Tâm niệm lời dạy của Bác: “Người thầy thuốc phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”, mỗi cán bộ y tế không chỉ kiểm tra sức khỏe, nhắc nhở việc uống thuốc, họ kiêm luôn cả nhiệm vụ của người anh, người chị, có khi là người con, người cháu của bệnh nhân, lo cho người bệnh từ miếng ăn, giấc ngủ. 


Bác sĩ Nguyễn Thị Hồi - trưởng khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Đối với BV tâm thần, bệnh rất đa dạng và đặc thù. Những trường hợp kích động, chống đối phủ định bệnh rất nhiều. Nhiều BN vào rất hùng hổ, có hành vi nguy hiểm, dắt cả dao, cả vật sắc nhọn trong người nhưng chúng tôi không hề sợ hãi mà đoàn kết biết cách chia sẻ, có phương pháp hỗ trợ BN bình tĩnh lại để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, điều trị."


Những cán bộ, y bác sĩ nơi đây học tập được tinh thần tự học và học tập suốt đời, không ngừng tự trau dồi nâng cao trình độ để tìm ra những phương pháp mới, điều trị hiệu quả cho người bệnh, giúp họ rút ngắn thời gian nằm viện và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. 


Bác sĩ Lâm Văn Hoàng, khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Cá nhân tôi được BV cử đi học hoàn thành chuyên khoa I, không dừng lại ở đó, tôi tiếp tục tìm hiểu thêm các tài liệu sách vở, cập nhật thông tin mới về chẩn đoán và điều trị. Dù khối lượng công việc rất lớn nhưng BV vẫn luôn tổ chức các buổi bình bệnh án, trao đổi chuyên môn giữa các y bác sĩ, liên kết trực tuyến với BV Bạch Mai, ĐHY HN sinh hoạt khoa học để cải tiến phương pháp điều trị."



Bác sĩ Lê Minh Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Bức thư Chủ tịch HCM có dạy là người bệnh đã phó thác tính mệnh của họ cho các cô các chú, Chính phủ phó thác công tác chữa bệnh cho các cô các chú. Với tinh thần như vậy, cán bộ y bác sĩ BV Tâm thần từ trước tới nay đều rất thương yêu người bệnh, thi đua phấn đấu KCB điều trị, chăm sóc phục vụ BN tốt." 



Khắc ghi lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, những y bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Thái Bình luôn mang trong mình trái tim yêu thương người bệnh, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với nghề, nỗ lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hà My

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...