Tiếp tục gia tăng trẻ em mắc cúm

Thứ 3, 14/03/2023 | 00:00:00
511 lượt xem

Miền Bắc đang trong những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số trẻ mắc các bệnh hô hấp tiếp tục tăng, đặc biệt là cúm A. Đáng lưu ý đã có một số trường hợp biến chứng suy hô hấp, co giật do vào viện muộn.

Trong nhà có người mắc cúm, bệnh nhi 5 tháng tuổi này cũng phải nhập viện sau nhiều ngày gia đình tự chữa mà không khỏi. Các bác sĩ cho biết, nếu không được đưa đi khám, điều trị đúng cách, kịp thời, trẻ có nguy cơ xảy ra biến chứng. 


Chị Trần Thùy Dương, người nhà bệnh nhân: 

"Ở nhà cháu có biểu hiện sốt ho, đo thì cháu sốt hơn 38 độ, em có chườm khăn và cho uống thuốc hạ sốt. Sốt quá em cho đi viện, người cháu nóng quá và ho nhiều"





Bác sĩ CKI Hoàng Trung Dũng - khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Thái Bình: 

"Với trường hợp không theo dõi, kiểm soát được nhiệt độ, trẻ có thể dẫn tới hiện tượng co giật. Trong trường hợp không kiểm soát được cơn ho thì phải khám xem có biến chứng của phổi, của thanh quản hay không."




Khoảng 1 tháng trở lại đây, mỗi ngày khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận tới trên 20 trẻ mắc cúm, đa phần dưới 5 tuổi. Biểu hiện của trẻ khi nhập viện là sốt cao liên tục, có trẻ sốt tới 40 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt, ăn kém, mệt mỏi và nhiều trường hợp co giật. Có bệnh nhi sốt, nôn, tụt huyết áp, gia đình đưa đi cấp cứu mới biết con mắc cúm A. Nhiều trường hợp gia đình có 2 hoặc 3 anh chị em thì đều phải nhập viện vì mắc cúm. Các bác sĩ khuyến cáo, để chủ động phòng chống cúm mùa, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm hàng năm.


Bác sĩ CKI Hoàng Trung Dũng - khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Thái Bình: 

"Với trường hợp trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng cúm đầy đủ thì người nhà phải theo dõi sát, đặc biệt là vệ sinh mũi họng bằng nước muối ấm, cho trẻ ăn uống đầy đủ, giữ ấm. Hạn chế tiếp xúc tụ tập nơi đông người. Có thể đeo khẩu trang với trẻ lớn." 

Cúm có 4 thể là A, B, C, D. Các nghiên cứu cho thấy, số ca cúm B chiếm khoảng 40%, cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa; rất hiếm gặp cúm C, D. Mặc dù đa số trẻ mắc cúm bình phục sau từ 1 - 2 tuần, nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Bệnh cũng có khả năng gây tử vong trên bệnh nhi có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch. Khi con mắc cúm, phụ huynh nên đưa đi khám sớm và thông báo ngay cho cô giáo, người quản lý nơi trẻ sinh hoạt tập trung, để các trẻ khác có biện pháp phù hợp phòng bệnh, giảm nguy cơ dịch lây lan. 

Hà My

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...