Sau Tết, số bệnh nhân cao tuổi đến khám, nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Vũ Thư tăng khoảng 30% so với ngày thường. Đáng lưu ý, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh sâu kéo dài, nhiều người bị tổn thương mạch máu não, cơ chế điều hòa tuần hoàn não kém hơn dẫn đến đột quỵ.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện do đột quỵ trong mùa lạnh tại các bệnh viện
Tại khoa Cấp cứu, BVĐK Vũ Thư, trung bình số người nhập viện do đột quỵ chiếm trên 50% tổng số bệnh nhân trong mùa lạnh. Đa phần trên 65 tuổi. Theo các bác sĩ, thông thường, người già đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém. Có người chỉ vì ngồi dậy đột ngột, kết hợp thời tiết lạnh nửa đêm về sáng, cũng dẫn đến đột quỵ. Triệu chứng ở người cao tuổi lại không dễ nhận biết như người trẻ, nên phát hiện chậm, đến viện muộn. Bản thân bệnh nhân cũng không biết mình mắc bệnh. Như ông Bùi Văn Đổng, dù bệnh đã nặng nhưng chỉ đến khi sức khỏe suy kiệt ông mới đi khám và được bác sĩ phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ.
Chị Bùi Thị Nhũ, người nhà bệnh nhân: “Cụ bị đau đầu, ăn uống thì vẫn bình thường, kêu chóng mặt nên đưa cụ đi viện. Gia đình không biết cụ bệnh tim, ra đây khám mới biết ấy chứ.”
Tại các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến cấp cứu trong giờ vàng rất thấp
Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ, gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như béo phì, tăng mỡ máu, lối sống ít vận động,... Đây đều là yếu tố thường gặp ở người cao tuổi. Thời gian vàng để bệnh nhân đột quỵ được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4 - 6 giờ kể từ khi khởi phát. Song, thống kê sơ bộ tại các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến cấp cứu trong giờ vàng rất thấp, đa phần chưa tới 20% bệnh nhân vào viện trong khung giờ vàng.
Bác sĩ Quản Văn Huy, trưởng khoa Cấp cứu, BVĐK Vũ Thư: “Bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu trong giờ vàng dẫn đến tỷ lệ biến chứng cao nhất là liệt, thậm chí nặng nề hơn là tử vong. Sau khi liệt không phục hồi chức năng được thì để lại nhiều di chứng như bội nhiễm, viêm phổi, sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều. Khi có triệu chứng báo trước, đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, có dấu hiệu đau đầu, nôn, khó thở, chóng mặt, biểu hiện liệt nửa người, thì nên thăm khám sớm.”
Thời tiết giao mùa, người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể để phòng đột quỵ
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng đột quỵ, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước, ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Khi gia đình có người đột quỵ, nên sơ cứu bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu có nôn, rối loạn ý thức. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả nước lọc, và gọi ngay cấp cứu.
Hà My
Hôm nay (20/3), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 21 Ủy Ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, chất vấn và trả lời chất...
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao,...
Sáng 15/3, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII tổ chức Kỳ họp để giải quyết công...
Hôm nay (20/3), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 21...
Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Động lực và nguồn lực cho...
Ngày 31/8, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương...
Chiều mùng 04/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...
Chiều ngày 24/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ...