Hỗ trợ lao động việc làm sau đại dịch

Thứ 2, 09/05/2022 | 16:17:10
777 lượt xem

Ổn định nguồn lao động, duy trì việc làm được xem là giải pháp quan trọng của các địa phương nhằm phát triển kinh tế sau đại dịch. Bằng nhiều động thái cụ thể như cho doanh nghiệp vay vốn để trả lương công nhân, tạo nguồn thu nhập ổn định.., hàng triệu người lao động trên khắp cả nước đã có cuộc sống dần ổn định.Một phần nguyên do là có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời, trong đó có chính sách tín dụng theo Nghị quyết 68 và gần đây nhất là Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Những đơn hàng cá tra đang được công ty này gấp rút hoàn thành để xuất sang Mỹ. Với hơn 1.000 công nhân, công ty tự tin đảm bảo tiến độ cho đối tác. Sự ổn định từ nguồn lao động, một phần lớn đến từ 2 khoản vay để trả lương cho công nhân vào tháng 9 và tháng 11 năm ngoái, thời điểm dịch diễn biến phức tạp nhất, gây nên nhiều xáo trộn.

Ông Võ Đông Đức - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Caseamex: 

“Sau 1 trận dịch nghiệt ngã như vậy, công ty vẫn giữ vững 100% lao động, cán bộ, và duy trì ổn định 100% công suất” 


Số tiền trên 115 tỉ đồng vay vốn được công ty này trả lương phục hồi sản xuất cho hơn 9.500 lao động. Đây là một trong những đơn vị có số lượng lao động đông nhất Cần Thơ. Nếu xảy ra biến động lực lượng sản xuất do không được trả lương, có lẽ kế hoạch mở rộng, nâng cấp sẽ khó thực hiện tiếp được như hiện nay.

Ông Kang Yun Seok, Phó TGĐ Công ty TNHH TKG Taekwang Cần Thơ: 

“Với sự giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ Việt Nam, nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có gói vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, nhờ vào khoản vay đó, đã giúp doanh nghiệp trả lương, giữ chân lao động, tránh thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung khi phục hồi sản xuất kinh doanh”.


Đến nay, cả nước đã có gần 4.800 tỉ đồng được vay để kịp thời trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho trên 1,2 triệu lượt người lao động.

Nguồn vốn chính sách còn được ưu tiên cho vay giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, đặc biệt lao động hồi hương để sớm ổn định cuộc sống.

Chị Trần Thị Nhi, Xã Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang:

 “Lúc dịch bệnh mà được nguồn vốn đó mừng rất mừng luôn. Quan trọng lắm chớ. Cái tiền mình đóng lãi cũng dễ, muốn trả chút đỉnh cũng dễ”


 Đơn vị cho vay đang tích cực triển khai đảm bảo hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận chính sách, đảm bảo tính khả thi của chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước.

Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam:

“Vừa rồi, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 nhằm nhanh chóng triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Với các chương trình tín dụng ưu đãi được giao, NHCSXH đã phối hợp với các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn cho các chương trình; đồng thời sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, giải ngân ngay sau khi hoàn thành việc phát hành trái phiếu Chính phủ” 


Dịch Covid-19 gây ra không ít khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để thử sức chịu đựng và linh hoạt ứng phó của địa phương. Việc tích cực triển khai Nghị quyết 68 và số 11 của Chính phủ là giải pháp hữu hiệu để ổn định thị trường lao động.

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...