Mở rộng nghề giúp người dân Liên Hiệp giảm nghèo bền vững

Thứ 3, 04/01/2022 | 00:00:00
884 lượt xem

Xác định sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhiều năm qua xã Liên Hiệp huyện Hưng Hà đã nỗ lực phát triển nghề truyền thống và đưa nghề mới về làng. Nhớ thế giúp người dân nơi đây nâng cao đời sống.

Hoàn thiện sản phẩm mộc

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề mộc nên ông Vũ Văn Tung , thôn Nứa, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà đã sớm làm quen với bào, cưa, đục... Trước đây, sản phẩm của xưởng ông Trung hoàn toàn làm thủ công nên mất nhiều thời gian, công sức thiếu độ tinh xảo, khó có thể cạnh tranh trên thị trường. Trăn trở về điều đó, mấy năm gần đây ông Tung đã mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại, vì thế hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt.

Ông Vũ Văn Tung - thôn Nứa, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà:

“Xưởng mộc của tôi có 7 thợ làm, thu nhập tôi chi trả mỗi tháng cho thợ từ 6 đến 7 triệu đồng. Các sản phẩm đồ gỗ của gia đình tôi chủ yếu về các đồ nội thất, gia dụng trong gia đình, gia đình nào cứ đặt đến đâu thì tôi làm đến đó, sản phẩm của tôi bán trong tỉnh và các tỉnh ngoài lân cận.”


Xưởng may túi gia công tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động

Không chỉ duy trì, phát triển nghề truyền thống của địa phương, Liên Hiệp còn khuyến khích người dân đưa nghề mới về làng. Như tại cơ sở may túi siêu thị xuất khẩu của chị Nguyễn Mai Phương, dù chỉ rộng hơn 200m2 nhưng được bố trí khoa học, với hệ thống máy may hiện đại. Hiện tại, cơ sở của chị Phương đang tạo việc làm cho 25 lao động làm việc tại xưởng, 10 lao động làm việc tại nhà, với thu nhập từ 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Một ngày cơ sở sản xuất trên 5.000 túi xách, chủ yếu xuất khẩu sang các nước Mỹ, Anh với doanh thu đạt hàng trăm triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Mai Phương - xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà:

“Công việc may túi xách không quá phức tạp, chỉ cần học trong khoảng 1 tuần là người lao động có thể sử dụng máy thuần thục, nắm được các kỹ thuật may cơ bản. Đối với chị em trong và ngoài xã, công việc cũng khá phù hợp, không quá vất vả, mức thu nhập ổn định, lại được đi làm gần nhà, có thêm thời gian chăm sóc gia đình nên người lao động yên tâm gắn bó lâu dài.”


Cơ sở may gia công tạo điều kiện cho vài chục lao động địa phương

Hiện nay, xã Liên Hiệp có gần 20 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề đa dạng như: may khăn, túi xách xuất khẩu và làm mộc tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương với thu nhập từ 3 - 8 triệu đồng/người/tháng. Giúp tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới tại Liên Hiệp giảm xuống dưới 1%.

Ông Đào Trọng Giáp – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà:

“Xây dựng hiện nay là tiểu thủ công nghiệp, nhìn chung ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà có sự đồng lòng sự du nhập. Trong đó dịch vụ tiểu thủ công nghiệp du nhập các ngành nghề như may khăn xuất khẩu nghề mộc.và nghề mới là máy túi siêu thị. Điều nay đã giúp cho kinh tế của người dân xã Liên Hiệp phát triển và đời sống của người dân được cải thiện.”


Những đột phá trong phát triển kinh tế từ nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ mở ra hướng đi mới giúp Liên Hiệp ngày càng phát triển, sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao.

Lan Anh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...