Xã Tây Sơn huyện Kiến Xương trước đây vốn có nghề đan lát thủ công nhưng khi xã hội phát triển những sản phẩm công nghiệp hiện đại dần thay thế các vật dụng truyền thống đã làm cho nghề đan lát bị mai một. Giữ nghề, những người yêu nghề đã tìm hướng đi mới nối tiếp mạch nguồn văn hóa của làng quê.
Trước đây gia đình ông Nguyễn Văn Nhưng làm nghề đan lát các sản phẩm thô sơ từ mây, tre như gầu, cót, rổ, rá… nhưng khi đồ gia dụng bằng nhựa xuất hiện chiếm lĩnh thị trường khiến cho các sản phẩm mây tre đan không đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận thị trường mới…Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, lại sẵn có nghề đan lát truyền thống, gia đình ông Nhưng đã tìm ra một hướng đi mới đó là đưa nghề mây tre đan mỹ nghệ xuất khẩu về địa phương…
![]() | Ông Nguyễn Văn Nhưng - thôn Quang Minh, xã Tây Sơn, huyện Kiến Xương: “Gia đình gắn bó với nghề hơn 20 năm, tận dụng thời gian lúc nông nhàn, mưa nắng đều có công ăn việc làm.” |
Nghề mây tre đan không chỉ giúp gia đình ông Nhưng tăng thêm thu nhập mà chứa đựng trong đó là những nét đẹp tinh hoa văn hóa truyền thống được hình thành và phát triển từ lâu đời. Vì thế dù chỉ làm gia công cho các cơ sở thủ công mỹ nghệ nhưng hơn 20 năm qua, ông Nhưng luôn nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mây tre đan khắp cả nước học hỏi để tổ chức sản xuất và truyền tình yêu nghề cho con cháu.
![]() | Ông Nguyễn Văn Nhưng - thôn Quang Minh, xã Tây Sơn, huyện Kiến Xương: “Nét đẹp của nghề là mang được nét cổ truyền dân tộc mang đi cho các nước dùng, thấy được vật thủ công của Việt Nam.” |
Anh Nguyễn Quốc Trượng - thôn Quang Minh, xã Tây Sơn, huyện Kiến Xương: “Tôi cố gắng phát triển nghề mạnh hơn nữa, tạo công việc cho bà con trong thời gian nông nhàn, xây dựng vẻ đẹp môi trường.” | ![]() |
Sản xuất sản phẩm mây tre đan
Nghề mây tre đan xuất khẩu được “du nhập” vào xã Tây Sơn chỉ trong thời gian ngắn xong đã trở thành nghề chủ lực của nhiều hộ gia đình. Giờ đây ở xã Tây Sơn có 4 cơ sở gia công mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, góp phần giải quyết tốt quỹ thời gian nông nhàn cho hơn 200 lao động địa phương.
Ông Bùi Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND Xã Tây Sơn, huyện Kiến Xương: “Chúng tôi có Nghị quyết chỉ đạo giữ và phát triển nghề truyền thống, tạo mọi điều kiện nghề truyền thống phát triển. Chúng tôi tạo điều kiện về mặt bằng, tất cả các kênh ngân hàng để hộ gia đình và cơ sở phát triển.” | ![]() |
Phát triển nghề và du nhập ngành nghề mới đã và đang tạo đà cho sự phát triển đa đạng các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Tây Sơn, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu lao động, kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là tiền đề, để nông thôn mới Tây Sơn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao của huyện Kiến Xương.
Hồng Hạnh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...