Người khuyết tật giúp người khuyết tật

Thứ 4, 30/12/2020 | 00:00:00
1,485 lượt xem

Từ nhiều năm nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và dịch vụ may mặc Người khuyết tật tại xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương đã trở thành địa chỉ học nghề của nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Giám đốc Công ty, cũng là người khuyết tật, đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu và dạy nghề, tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ.

Ông Phạm Văn Đáp bị teo cơ bẩm sinh, một chân không thể cử động được. Sau nhiều năm học nghề và tích lũy vốn, năm 2016 ông thành lập Công ty, nhiều lao động ở đây cũng là người khuyết tật đã được ông Đáp cần mẫn chỉ cho họ từng đường kim mũi chỉ để làm ra những sản phẩm hoàn thiện.

Em Nguyễn Quý Lộc - xã Vũ Sơn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình: 

"Trước đây cháu chưa có công ăn việc làm. Từ lúc vào đây bác hướng dẫn chỉ dạy cho cháu, giờ cháu đã lên tay nghề và giờ cháu đã có thể làm kiêm thêm ổn định cuộc sống của mình". 




Chị Trần Thị Hạnh - phường Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình:

"Từ ngày mở xưởng đến giờ, hầu như xưởng chúng em sản xuất đại đa số là các bạn khuyết tật. vì các bạn ý khuyết tật nên việc dạy dỗ các bạn cũng như chỉ đạo công việc rất khó khăn, nhưng nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của chú nên đến thời điểm này tất cả các bạn khuyết tật hầu như có tay nghề hết và cũng có thu nhập".


Dạy nghề đã khó nhưng dạy nghề cho người khuyết tật còn khó gấp nhiều lần. Tùy vào những dạng khuyết tật và khả năng nhận thức, ông Đáp sắp xếp họ vào những công việc khác nhau, tỉ mỉ dạy từng công đoạn cho đến khi thành thục.

Ông Phạm Văn Đáp - GĐ Công tyTNHH Sản xuất và dịch vụ may mặc Người khuyết tật:

"Các cháu khuyết tật thì mọi người đều biết là các cháu câm, điếc cũng có, có cháu được đôi tay thì chân nó lại kém. Mà máy máy móc bây giờ hiện đại thì phải dùng chân và dùng tay nên dạy các cháu rất khó. Ví dụ cháu câm lại còn điếc nên dạy rất khó, chỉ có dạy từng một thôi, mà các cháu lại rất hay quên. Nên hôm nay có khi dạy làm trơn tru rồi, ngày mai các cháu lại làm sai đi".


Khởi nghiệp chỉ với 10 máy may, đến nay, ông Đáp đã mở thêm được 1 cơ sở nữa, tạo việc làm ổn định cho nhiều người khuyết tật với mức thu nhập ổn định từ 2 đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Ông Đáp cũng đã trực tiếp dạy nghề cho 70 người khuyết tật, nhiều người hiện đã mở được cơ sở may riêng của mình, từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống.

Ông Mai Xuân Trường, Chủ tịch Hội bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ trẻ em tỉnh Thái Bình:

"Bản thân anh Đáp là người khuyết tật, là chủ cơ sở may. Cơ sở này hoạt động đã rất nhiều năm, thu nạp được rất nhiều đối tượng lao động, có lúc lên đến hàng chục người trong số đó có rất nhiều người là người khuyết tật. Anh ý cũng bảo đảm công ăn việc làm cho những người đồng cảnh và những lao động bình thường khác, có mức thu nhập ổn định".


Với nhiều lao động là người khuyết tật tại đây, Công ty không chỉ là nơi làm việc, mang lại thu nhập mà còn là mái nhà chung giúp họ chia sẻ buồn vui trong cuộc sống và được làm việc có ích cho gia đình và xã hội.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...