Theo các nhà nhân khẩu học, trong 2 năm tới, hơn 20% dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi từ 60 và trên 14% từ 65 tuổi trở lên. Điều này có nghĩa, Trung Quốc sẽ chuyển sang xã hội già hóa dân số chỉ trong 22 năm, so với 115 năm của Pháp và 85 năm ở Thụy Sĩ, những quốc gia đầu tiên trên thế giới trở thành xã hội già hóa dân số.
Vào cuối năm 2019, 254 triệu người Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18,1% tổng dân số nước này, 176 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 12,6% dân số. Theo dự báo, đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 1/3 tổng dân số dự kiến vào thời điểm đó. Mức tăng này sẽ đặt sức ép lớn lên hệ thống y tế và chăm sóc xã hội của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để đối phó với vấn đề dân số già là tăng tuổi nghỉ hưu. Trong khi ở hầu hết các nước phát triển, tuổi nghỉ hưu là từ 65 - 67, ở Trung Quốc là 60 tuổi đối với nam giới và 50 tuổi đối với phụ nữ. Do đó, nếu tuổi nghỉ hưu tăng thì dân số trong độ tuổi lao động của nước này sẽ tăng lên.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...