Những bước đi đột phá đưa nước sạch về nông thôn

Thứ 2, 12/10/2020 | 00:00:00
1,359 lượt xem

Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn. Điều gì đã mang lại những thành công, những thay đổi trong thực hiện chương trình này? Đó là cả một câu chuyện dài về những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp khi quyết tâm đưa nước sạch về tới từng hộ dân.

Nhà máy nước thuộc Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh Hoàng Hải tại Đông Hưng

Nằm xa trung tâm huyện Đông Hưng, cụm các xã Đông Phương, Đông Cường, Đông Xá vào những năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn cao, địa bàn dân cư thưa thớt. Đó là những khó khăn trong việc đưa nước sạch về tới khu vực này. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Thái Bình, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh Hoàng Hải đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng xây dựng nhà máy nước đặt tại xã Đông Cường. Đến nay, nhà máy đang cấp nước cho gần 10 nghìn hộ dân thuộc 3 xã huyện Đông Hưng và 2 xã huyện Thái Thụy. 

Nhà máy đang cấp nước cho gần 10 nghìn hộ dân thuộc 3 xã huyện Đông Hưng và 2 xã huyện Thái Thụy

Bà Ngô Thị Ngọc Hải, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh Hoàng Hải 

UBND các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tạo điều kiện cho công ty xây dựng công trình đầu mối, đào đường ống đến tận nhà dân. Khi lắp đặt cũng được người dân hưởng ứng cao. Để đảm bảo chất lượng nước, công ty kiểm tra nước đầu nguồn thường xuyên, thực hiện theo quy trình đầy đủ các bước.    

Với mục tiêu đưa nước sạch đến các vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình đã sớm ban hành những quyết định mang tính đột phá thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nước sạch, như cam kết hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất tiền vay, hỗ trợ nhà đầu tư dự án khi hoàn thành khối lượng công trình tối thiểu,... UBND tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nghèo sử dụng nước sạch. Những quyết sách triển khai, tháo gỡ kịp thời đã khơi thông mọi ách tắc. Rào cản giữa doanh nghiệp và người dân được xóa bỏ. Nhà nước, doanh nghiệp và người dân bắt tay cùng làm. 

Người dân nông thôn Thái Bình đều đã được sử dụng nước sạch

Ông Hoàng Quốc Lập, Chủ tịch Hội Nước sạch Thái Bình 

Chủ trương của tỉnh xã hội hóa nước sạch là chủ trương rất lớn, mang ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn, có tính dân sinh. Hội nước sạch TB đã chung tay cùng tỉnh thực hiện chủ trương này.. Trong quá trình làm cũng rất nhiều khó khăn như về quy định, nguồn vốn, các doanh nghiệp phải tiếp cận với cái mới, nhưng các DN đã cùng chung tay với chính quyền.. Trách nhiệm của DN đảm bảo chất lượng, lưu lượng, áp lực, tính liên tục của nước sạch.   

 Có thể thấy, từ sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự mạnh mẽ trong chỉ đạo và uyển chuyển linh hoạt trong việc áp dụng chính sách, nước sạch đến nay đã phổ rộng khắp các xã tại Thái Bình. Một việc tưởng chừng như đơn giản, nhỏ bé là đưa nước sạch về tận từng hộ dân nhưng lại chứng minh được nhiều điều về tư duy lãnh đạo sát thực tiễn. Bởi chất lượng cuộc sống của mỗi người dân nâng cao phải được bắt đầu từ điều cơ bản như thế. Và sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình cũng phải từ những điều tưởng chừng nhỏ bé này.

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...