Sau 10 năm triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả khá tích cực. Số lượng người lao động tham gia đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm.
Số lượng người được hưởng trợ cấp thất nghiệp liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 2010 mới chỉ có trên 1.500 người hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tới năm 2015, năm đầu tiên Luật Việc làm có hiệu lực đã có 5.600 người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và đến năm 2018 con số này đã tăng lên trên 6.700 người.
Như vậy từ năm 2010 đến 2018 Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình đã tiếp nhận trên 53.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó số lao động đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là trên 52.000 người.
Theo ghi nhận của phóng viên thì phần lớn người lao động đến kê khai hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình mới chỉ quan tâm đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chứ chưa quan tâm đến mục đích của chính sách là hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề để giúp họ sớm quay lại thị trường lao động.
Cũng giống như nhiều lao động thất nghiệp khác, anh Lương Hồng Nguyên đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình để kê khai hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cách đây ít ngày anh đã xin thôi việc tại Công ty Samsung Bắc Ninh và giờ là lao động thất nghiệp.
![]() | Anh Lương Hồng Nguyên - Xã Song An, huyện Vũ Thư: Tôi nghỉ việc được hơn tháng rồi nay đến đây làm thủ tục hưởng trợ cấp. Bản thân đang tìm việc làm phù hợp với sở trường của bản thân. |
Có muôn vàn lý do thôi việc của người lao động, không lý do nào giống với lý do nào. Người thì cho rằng do lương thấp, người lại cho rằng do sức khỏe yếu, môi trường làm việc áp lực, công việc không phù hợp nên muốn thay đổi.
![]() | Chị Phạm Thị Hà - Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Làm việc ở công ty áp lực lắm, tôi sức khỏe yếu nên xin nghỉ việc để đi làm phụ may ở gần nhà thôi Lương có ít tý nhưng đỡ vất vả hơn. |
Hầu hết người lao động đến kê khai hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình đều có một điểm chung là không có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề. Nhiều lao động thiếu trung thực về việc làm dẫn đến tình trạng chồng chéo trong thực hiện các chính sách Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội.
Ông Phạm Quang Thành – Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thái Bình: Sự phối hợp giữa các ngành trong thực hiện chính sách chưa nhịp nhàng. Dẫn đến vẫn có những lao động hưởng cùng một lúc cả Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội dẫn đến phải truy thu, rất khó khăn. | ![]() |
Điều đó cho thấy chính sách Bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ để người lao động duy trì việc làm. Chưa có giải pháp hỗ trợ bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghề hoặc nâng cao tay nghề cho người lao động.
Hữu Phước
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...