Lao động kỹ năng – chìa khóa nâng cao năng suất lao động

Thứ 6, 15/11/2019 | 19:33:52
380 lượt xem

Chủ động thay đổi hay chịu sự thay thế? Người lao động cần phát triển thêm những kỹ năng gì nếu không muốn mình đi sau làn sóng cách mạng công nghệ 4.0? Trước thách thức này, lần đầu Chính phủ chủ trì một diễn đàn về kỹ năng lao động vào ngày 16/11. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực có kỹ năng – yếu tố then chốt đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia

Chỉ trong vòng 3 năm, doanh nghiệp này đã cắt giảm từ 1200 lao động xuống còn 800 lao động. Việc đưa các dây chuyền tự động hóa vào trong sản xuất đã khiến người lao động buộc phải tự đổi mới nâng cao kiến thức nếu không muốn chịu sự thay thế

Anh Nguyễn Văn Phi – Tổ trưởng tổ chìa, Công ty Cổ phần khóa Việt Tiệp: 

"Đất nước ta đang vào thời kì CNH HĐH, máy móc bây giờ đều tự động hóa hết nên đòi hỏi người lao động đều phải có tay nghề luôn luôn phải học hỏi để trau dồi làm chủ các thiết bị mới..."



Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra môi trường mà máy tính và con người cùng nhau làm việc theo cách thức hoàn toàn mới, hình thành nên những kỹ năng mới. Không chỉ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bản thân các doanh nghiệp cũng đang chịu áp lực của làn sóng 4.0 Tuy nhiên theo các chuyên gia, chính áp lực sẽ tạo động lực hợp tác thành công hơn đến từ hai phía. 

Ông Trần Thanh Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ BBS Việt Nam:

 "Chúng tôi tiếp nhận sinh viên vào thực tập sau quá trình thực tập chúng tôi sẽ kiểm tra đánh giá xem em nào phù hợp với tay nghề nhu cầu của doanh nghiệp…"



Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cơ điện Hà Nội: 

"Trong hoạt động đào tạo kết hợp doanh nghiệp thì chúng tôi đã kết nối ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo, cả hai bên cùng xây dựng giáo trình, cùng nhau tổ chức tuyển sinh để các doanh nghiệp có thể tuyển dụng ngay"



Hiện, những điều kiện hậu thuẫn cho sự phát triển này đã có thông qua cơ chế tự chủ như nhà trường được linh hoạt tổ chức đào tạo, tổ chức tuyển sinh, điều chỉnh chương trình đào tạo để thích ứng với doanh nghiệp. Trong đó 70% thời lượng là thực hành, doanh nghiệp có thể tham gia tới 40% chương trình đào tạo. Đặc biệt từ năm 2018, theo luật, doanh nghiệp đã được phép tham gia vào đào tạo, cấp các chứng chỉ cho người lao động mà không cần phải cấp phép như trước kia.

Ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 

"Việc tự chủ trường nghề là yêu cầu bắt buộc để trường nghề đáp ứng được năng lực thực tiễn của xã hội"






Đặc biệt, thời gian qua, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã ký các chương trình phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các hiệp hội như: GDNN và nghề công tác xã hội, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Du lịch, Bán lẻ, Doanh nghiệp trẻ,…; các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để làm tiền đề, thúc đẩy hợp tác giữa các trường với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các cơ sở GDNN đã ký các chương trình hợp tác và hợp đồng đặt hàng đào tạo với doanh nghiệp.

Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 

"Việc tiến tới đồng hành với các doanh nghiệp là điều tất yếu...."





Mặc dù Chính phủ giao mục tiêu chỉ số đào tạo nghề tăng lên 5 bậc nhưng năm 2018, chỉ số này của Việt Nam theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã tăng tới 18 bậc. Song sẽ còn nhiều việc phải làm để  tạo nên mối quan hệ nhịp nhàng giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề , tạo động lực tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...