Là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, tuy nhiên hệ thống pháp luật liên quan đến trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng ở Việt Nam vẫn còn khoảng trống. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại phiên thảo luận với chủ đề “hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em và tư pháp cho trẻ em trong tiến trình cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam”do Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tổ
Thông qua việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, xây dựng nền tư pháp thân thiện với trẻ em cuộc sống, tương lai và quyền của trẻ em ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Song thực tế cho thấy hệ thống tư pháp và pháp luật dành cho người chưa thành niên vẫn còn khoảng trống. Trong đó phải kể đến sự thiếu hụt, chậm ban hành chính sách và cung cấp dịch vụ cho đối tượng trẻ em đặc biệt. Thậm chí thời gian qua vẫn xảy ra những vụ việc xâm hại trẻ em ngay trong chính những cơ sở bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
![]() | Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH Tôi nghĩ chính sách nhà nước một mặt phải khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ cho trẻ em nhưng mặt khác cần xây dựng hệ thống chuẩn mực, các quy chuẩn làm cơ sở hướng dẫn, xử lý những cơ sở dịch vụ có dấu hiệu vi phạm. Mặt khác cần phát huy sự vào cuộc phát hiện sớm của xã hội người dân và cơ quan báo chí. |
Bên cạnh đó khoảng trống pháp lý cũng đang tồn tại không chỉ trong việc hỗ trợ người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật mà cả khi là nạn nhân.
![]() | Bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp: Chỉ trong trường hợp khó khăn về kinh tế, đấy là rào cản để trẻ em người chưa thành niên khó tiếp cận được công lý, bởi vì nếu trợ giúp pháp lý không mất tiền thì mọi thứ dễ dàng hơn, còn phải thuê luật sư thì đó là hàng rào kỹ thuật làm cho trẻ em bị buôn bán ở mức độ nhất định chưa tiếp cận được công lý. |
![]() | Bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trẻ em phạm tội hoặc nạn nhân của các vụ việc bị xâm hại tình dục trong những vụ như vậy chúng tôi có những trình tự thủ tục đặc biệt làm sao để trẻ em ít bị ảnh hưởng nhất từ những trình tự, thủ tục xét xử. |
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang đứng trước nhiều thách thức,vì vậy các đại biểu kiến nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên. Mục tiêu cuối cùng là bảo vệ tốt nhất cho các em dù là nạn nhân hay đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác phòng ngừa./.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...