Chiến tranh đã lùi xa hơn 44 năm nhưng nhiều cựu chiến binh vẫn mang trong mình những vết thương không mảnh đạn. Về với cuộc sống đời thường, được sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức xã hội, cộng đồng nạn nhân da cam huyện Vũ Thư vẫn vươn lên hòa nhập cuộc sống cộng đồng
Năm 1972, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Lại Văn Biên xã Tân Hòa huyện Vũ Thư lên đường nhập ngũ vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đơn vị ông đóng quân ở gần núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh, khu vực mà Mỹ rải chất độc da cam nhiều nhất. Kết thúc chiến tranh trở về quê hương, xây dựng gia đình. Tưởng rằng, hạnh phúc sẽ đến, nhưng từ khi sinh con, vợ chồng ông bắt đầu bước vào cơn bĩ cực của cuộc đời. Ông bà sinh được 3 người con trai Con trai lớn thần kinh không ổn định, con trai thứ hai Lại Văn Mạnh sinh ra khỏe mạnh đến 5 tuổi thì dần không đi được nữa, còn Lại Văn Đô lên 4 tuổi mà vẫn không biết đi. Dần dần 2 anh em chân tay teo đi và co quắp lại chỉ nằm tại chỗ.
Ông Lại Văn Biên xã Tân Hòa huyện Vũ Thư: “Thực tế gia đình tôi là cuộc chiến nuôi con đi phục vụ quân đội chưa đầy 6 năm nhưng phục vụ con 37 năm nay”.
Còn với Ông Phạm Tuấn Nghĩa xã Song Lãng huyện Vũ Thư nay đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng 3 con của ông bà đều bị ảnh hưởng chất độc da cam. Người con đầu chỉ sống được 13 tháng, con thứ 2, thứ 3 sinh ra đều nằm một chỗ, ông bà phải chăm sóc thường xuyên, sống được 25 rồi 27 năm, lại vĩnh viễn ra đi. Những năm tháng đầy khó khăn ấy ông luôn được nhận sự quan tâm sẻ chia của các cấp ngành, tổ chức hội.
Ông Phạm Tuấn Nghĩa xã Song Lãng huyện Vũ Thư: Được tiếp đón các tổ chức cá nhân các cơ quan ban ngành đoàn thể đến thăm và động viên nhiều, tạo động lực động viên tôi trong cuộc sống, khắc phục khó khăn gia đình vươn lên trong cuộc sống.
Từ đầu năm đến nay, Hội Nạn nhân da cam Dioxin huyện Vũ thư vận động các tổ chức xã hội nhà hảo tâm ủng hộ trên 500 triệu đồng cho các cháu khuyết tật đời thứ 3, tạo điều kiện cho 10 nạn nhân đi tẩy độc tại Trung tâm tẩy độc tỉnh. Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, và 58 năm thảm họa da cam Việt Nam, Hội đã trao 780 xuất quà cho nạn nhân da cam .
Bà Trần Thị Minh chủ tịch Hội cho biết thêm: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nạn nhân chất độc da cam huyện Vũ Thư không mặc cảm tất cả mọi gia đình vượt lên số phận tích cực tham gia các phong trào như xây dựng nông thôn mới, xây dựng các mô hình điển hình như chăn nuôi trồng cây cảnh, chăm sóc con cái là nạn nhân chất độc da cam nặng.
Huyện Vũ Thư đã có trên 1.600 nạn nhân đang bị phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó có trên 400 nạn nhân bị nhiễm rất nặng, gần 150 cháu đời thứ 3 bị lây nhiễm chất độc da cam các gia đình nạn nhân đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn .... Họ rất cần sự cảm thông, sẻ chia của các tổ chức xã hội nhà hảo tâm, các cấp hội , giúp các gia đình nạn nhân da cam có thêm nghị lực để vượt qua nỗi đau hòa nhập cộng đồng.
Linh Hạnh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...