Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần

Thứ 2, 22/07/2019 | 08:19:22
1,943 lượt xem

Chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh tâm thần là công việc không phải ai cũng làm được. Bởi chỉ có những con người chịu khó và nhẫn nại, coi bệnh nhân như người thân của mình, phải đặt chữ tâm lên hàng đầu mới làm tốt công việc này. Và trong 40 năm qua, cán bộ điều dưỡng Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Y sỹ Phí Thị Thu Thủy, khoa bệnh nhân nặng, Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình đã làm việc được ở đây hơn 5 năm. Công việc chính của chị là hàng ngày chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân tâm thần nặng. Dù công việc rất vất vả và nguy hiểm, thế nhưng chị Thủy luôn quan tâm, chăm sóc, gần gũi với người bệnh để hiểu rõ tâm tính cũng như tâm lý của từng người, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Y sỹ Phí Thị Thu Thủy - khoa bệnh nhân nặng, Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình: Tôi nghĩ mình phải coi bệnh nhân như người thân, phải có tình yêu thương trong đó thì mình mới điều trị tốt cho họ được. Họ rất hoàn cảnh, tội nghiệp, tôi hiểu điều đó và luôn nghĩ làm thế nào để chăm sóc và điều trị cho họ tốt nhất.

Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho 242 đối tượng tâm thần mãn tính. Trong đó, có gần 70 đối tượng là người có công với cách mạng, thương bệnh binh; con người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc hóa học, con liệt sỹ, còn lại là các đối tượng xã hội. Đặc thù của người bệnh tâm thần mãn tính là không còn khả năng lao động và tự chăm sóc bản thân. Vì vậy mọi sinh hoạt cá nhân, các cán bộ, điều dưỡng trung tâm phải đảm nhận hoàn toàn. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân nặng hay bị kích động, có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người chăm sóc. Thậm chí nhiều cán bộ trung tâm bị các đối tượng tâm thần đuổi đánh, hành hung, ... Thế nhưng chính sự khó khăn, vất vả và nguy hiểm đó đã thôi thúc những người cán bộ, điều dưỡng ở đây phải cố gắng hơn để chăm sóc và điều trị cho các đối tượng, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Bệnh nhân Nguyễn Quang Thái: Tôi vào đây điều trị từ năm 2005, ở đây các cán bộ, điều dưỡng rất là tận tình. Bệnh của tôi cũng thuyên giảm nhiều rồi.






Ông Nguyễn Văn Hóa - giám đốc Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình: Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị chăm sóc cho người bệnh còn nhiều thiếu thốn nhưng những năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm luôn xác định phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để chăm sóc cho người bệnh, đặc biệt là đối tượng tâm thần là người có công được chu đáo và đầy đủ, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Để các đối tượng ở đây được chăm sóc một cách tốt nhất, Trung tâm luôn coi trọng vấn đề đảm bảo đủ dinh dưỡng, thực đơn thay đổi theo từng ngày, phù hợp với từng bệnh nhân. Đồng thời, thường xuyên theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân để xây dựng phác đồ điều trị cụ thể cho từng đối tượng, tùy theo tình trạng bệnh tật. Qua thời gian điều trị, hầu hết các đối tượng đều có chuyển biến tích cực. Mỗi năm có gần chục đối tượng đã được điều trị khỏi hoàn toàn và tái hòa nhập cộng đồng./.

Phạm Ngọc

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...