Làm thế nào để sinh viên ra trường không thất nghiệp, có thể tham gia ngay vào thị trường lao động không chỉ là mong muốn của bản thân, gia đình các em mà còn là trăn trở của các cơ sở đào tạo. Đã đến lúc các trường phải thay đổi phương thức đào tạo theo hướng dạy những gì doanh nghiệp đang cần, dạy những nghề xã hội đang thiếu. Có như vậy mới giải được bài toán sinh viên thất nghiệp tăng và tránh tình trạng liên thông ngược, gây lãng phí trong quá trình đào tạo xảy ra thời gian qua.
Đã từng thi đỗ vào khoa Công trình, trường Đại học Thủy Lợi, nhưng sau 1 năm học, Nguyễn Mạnh Hùng lại quyết định về quê để học cao đẳng nghề. Hùng chia sẻ, mặc dù học đại học sẽ được bằng bạn bằng bè nhưng con đường phía trước sau khi tốt nghiệp với em quá mông lung. Vì điều kiện gia đình nên em quyết định học nghề điện.
Sinh viên Nguyễn Mạnh Hùng – Khoa điện, điện tử, Trường Đại học Thái Bình: Học ở đây em được các thầy giáo chỉ bảo kỹ năng. Em tự tin sau này ra sẽ tìm được một việc làm phù hợp với những gì mình học.
Lựa chọn của Hùng cũng là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Đó là tín hiệu đáng mừng khi các em đã suy nghĩ thực tế hơn, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội chứ không chạy theo xu hướng phải vào đại học bằng mọi giá như trước. Nắm bắt xu hướng này, trường Đại học Thái Bình đã mở thêm nhiều ngành, nghề mà các doanh nghiệp đang cần như may, cơ khí ô tô, điện tử điện lạnh vv…Chương trình đào tạo có sự thay đổi theo hướng dành nhiều thời gian cho thực hành. Tỷ lệ các em ra trường có việc làm trên 80%, có những ngành đạt 100%.
Bà Nguyễn Thị Kim Lý – Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình: Về chương trình đào tạo, chúng tôi phải gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động. Giáo viên và học sinh sinh viên phải đi trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Chính vì thế các em có kiến thức chuyên môn và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Ông Vũ Thanh Hải – Trưởng khoa Công nghệ, Trường Đại học Thái Bình: Trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp như vậy thì doanh nghiệp họ có các chuyên gia đào tạo các kỹ năng cho các bạn như làm việc nhóm, tổ chức quản lý sản xuất. Đối với ngành may thì 100% sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp đặt hàng và xin nhận về làm tại doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp thích tuyển dụng sinh viên có tay nghề vì có kiến thức, kỹ năng, có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp ngay mà ít khi phải đào tạo lại. Tuy nhiên, để việc đào tạo này đạt hiệu quả, bên cạnh sự thay đổi của nhà trường thì chính các em và gia đình cũng cần có sự thay đổi trong nhận thức và quan niệm lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời cần có chiến lược trong đào tạo nghề để vừa bảo đảm có nhân lực cho các ngành đang có nhu cầu, vừa không để tình trạng thừa nhân lực, học nghề cũng không có việc. /.
Ninh Thanh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...