Cử nhân, thạc sĩ “giấu bằng” đi làm công nhân. Đây là một trong những thực trạng đang diễn ra đối với những người vốn được coi là có học thức cao trong xã hội. Nhưng thay vì phát huy kiến thức được học, họ đành phải giấu những chiếc bằng để vào làm công nhân lao động tay chân tại các nhà máy xí nghiệp với mong muốn đơn giản nhất là có việc làm, có lương để nuôi sống bản thân trong bối cảnh chưa xin được công việc phù hợp với tấm bằng đã học.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục Chính trị, nhưng sau một thời gian loay hoay không tìm được công việc đúng chuyên ngành đào tạo, chị Phạm Thị Cúc, 27 tuổi đành cất tấm bằng này để xin vào làm công nhân ở một công ty may gần nhà, với mức lương 6 triệu đồng một tháng.
Chị Cúc tâm sự: Bản thân rất trăn trở, thậm chí tự ti vì bằng cấp như thế mà lại đi làm công nhân. Nhưng trong công ty, không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người có bằng kế toán, sư phạm, luật, xây dựng, kỹ sư,… cũng đều nộp hồ sơ vào đây để làm.
Trường hợp của chị Cúc hiện nay không còn là hiện tượng. Theo thống kê của Bộ LĐTB và XH: Đến hết năm 2018, số người ở nhóm trình độ đại học trở lên thất nghiệp khoảng 135.000 người. Còn với những người may mắn tìm được việc làm thì có tới 60% sinh viên ra trường làm trái ngành nghề mình được đào tạo.
Theo ông Trần Trọng Kim, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết: Tình trạng cử nhân giấu bằng đại học đi làm công nhân tại các doanh nghiệp không còn là chuyện hiếm. Khi nộp hồ sơ, hầu hết các bạn này đều nộp bằng tốt nghiệp THPT, thậm chí là bằng tốt nghiệp THCS.
Ông Trần Trọng Kim, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10: khi phỏng vấn, chúng tôi có hỏi và nhiều bạn đã khóc tâm sự, thực ra các bạn có bằng đại học, thậm chí thạc sỹ nhưng giấu bằng, phần vì ngại, phần vì sợ nhà tuyển dụng sẽ không nhận.
Thực trạng này không chỉ làm dấy lên những băn khoăn về sự lãng phí nguồn lực xã hội trong đào tạo, mà còn cho thấy những thiếu khuyết trong công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh vốn đã tồn tại từ nhiều năm qua. Vậy làm thế nào để sinh viên ra trường không thất nghiệp, tránh tình trạng liên thông ngược khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng lại quay trở về học trường nghề là băn khoăn của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh./.
Ninh Thanh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...