Hôm nay, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự án Luật Thi đua khen thưởng và Dự án Luật Điện ảnh sửa đổi

Thứ 5, 28/10/2021 | 00:00:00
879 lượt xem

Hôm nay 28/10, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi và dự án Luật Điện ảnh sửa đổi. Dự tại điểm cầu Thái Bình có ông Ngô Đông Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV - Điểm cầu Hà Nội

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Luật. Đồng thời cho rằng dự thảo Luật đã được sửa lại, tạo sự thống nhất, xuyên suốt từ nguyên tắc, loại hình khen thưởng đến các quy định cụ thể, tiêu chuẩn khen thưởng; đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, bảo đảm nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây. 

Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 53 điều với nhiều nội dung mới để đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị; cân đối khen thưởng khu vực cơ quan dân cử và khu vực ngoài nhà nước, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân… 

Các đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn về đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể được nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, trong đó bổ sung thêm đối tượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Dự thảo luật cần nhấn mạnh hơn nữa đến các giải pháp trong cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng hiện nay.  

Điểm cầu Thái Bình 

Trong khi đó, dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi gồm 8 chương, 50 điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều. Điểm mới của dự thảo là đã bỏ quy định "phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện”. Dự thảo cũng quy định rõ vấn đề sản xuất phim bằng nguồn Ngân sách Nhà nước. Các đại biểu nhất trí tán thành việc cần thiết ban hành Luật Điện ảnh sửa đổi để khắc phục những thiếu sót, bất cập trong Luật Điện ảnh hiện hành. Đồng thời các đại biểu cũng thống nhất cần có cơ chế cụ thể về sản xuất phim từ ngân sách, bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu. Bên cạnh đó, cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ việc phát hành phim trên không gian mạng. Theo đó, các đại biểu cho rằng dự thảo Luật cần quy định cụ thể tiêu chí phân loại, điều kiện để được công chiếu, trách nhiệm của đơn vị phát hành phim. Đồng thời, để bảo đảm an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, trong khâu kiểm duyệt phim cần kết hợp tiền kiểm lẫn hậu kiểm, phải có rà soát, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước. 

Theo kế hoạch, sáng mai 29/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Tờ trình về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025, sau đó sẽ tiến hành thảo luận ở tổ về các nội dung này. 

Cao Biền

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...