Phát triển sản phẩm OCOP bền vững từ thủy sản

Thứ 2, 23/12/2024 | 17:11:50
37 lượt xem

Phát huy thế mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhiều chủ thể là hộ kinh doanh cá thể, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chọn những sản phẩm thủy sản để chế biến thành những sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương. Những sản phẩm này từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế phát triển kinh tế mới cho nông dân, doanh nghiệp.

Phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu từ khai thác biển của địa phương, anh  Phạm Văn Đồng, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải đã đầu tư nhà xưởng, xây dựng quy trình sản xuất theo chuỗi, tập trung chế biến các sản phẩm từ hải sản. Mỗi năm anh thu mua, chế biến và tiêu thụ khoảng 1.800 tấn hải sản các loại. 2/3 sản lượng được sơ chế rồi cung cấp hải sản tươi sống cho các nhà hàng, quán ăn, doanh nghiệp thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Số còn lại sẽ chế biến sâu thành chả cá, chả tôm, nõn tôm, tép sấy. Hiện tại cơ sở đã có 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Anh Phạm Văn Đồng, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: Chúng tôi xây dựng một chuối từ khai thác, chế biến tạo ra những sản phẩm OCOP. Từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm và sức tiêu thu được nâng lên 15 - 20%.

Thái Bình có đường bờ biển dài 54km và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển NTTS ở cả 3 loại hình nuôi nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Với diện tích hàng năm đạt trên 15.300ha, sản lượng đạt trên 291 nghìn tấn. 

Để nâng cao giá trị thủy sản, nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp đã chọn những sản phẩm thủy sản như tôm, cá, tép qua quá trình chế biến tạo thành các sản phẩm đặc trưng của địa phương. 

Việc xây dựng, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản gắn với chương trình OCOP mang lại hiệu quả cao. Toàn tỉnh hiện có 194 sản phẩm OCOP thì có hơn 40 sản phẩm từ chăn nuôi, thủy sản. Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản được các chủ thể lựa chọn đầu tư cải tiến chất lượng, đa dạng mẫu mã, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu hết sản phẩm được tiêu thụ ổn định, mang lại lợi nhuận khá.

Anh Bùi Văn Khoái, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải: Trước đây khi sản phẩm chưa được chứng nhận OCOP sản phẩm mình chỉ bán được ở các cơ sở nhỏ, quanh nơi sản xuất. Bây giờ sản phẩm đi ra được các tỉnh ngoài. Sản lượng bán hàng tăng.

Sản xuất theo chuỗi gắn với việc xây dựng sản phẩm OCOP là hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao giá trị thủy sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...