Giữ hồn quê qua vành nón lá

Thứ 5, 14/11/2024 | 18:33:32
320 lượt xem

Theo thời gian và cuộc sống đổi thay, nhiều nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Tuy vậy, đâu đó chốn làng quê, vẫn còn những người luôn miệt mài duy trì nghề quý của cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Làng nghề nón lá Chi Lăng, huyện Hưng Hà là nơi có sức sống bền bỉ như vậy.

Gần 70 tuổi, bà Sánh đã ngót 60 năm làm nghề nón lá. Như nhiều người dân khác ở Chi Lăng, bà quen với công việc làm nón từ khi còn nhỏ. Thời trẻ, mỗi ngày bà làm được đến 3 chiếc nón, nhưng nay mắt kém, tay chân không còn linh hoạt nên chỉ làm được khoảng 1-2 chiếc mỗi ngày. Với bà, nghề làm nón của quê hương tuy có lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ nguội lạnh. Hầu hết các thế hệ người dân đều trăn trở với nghề và cố gắng từng ngày để làm ra những mẫu nón mới, hợp thị hiếu khách hàng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Sánh, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà: Đây là truyền thống của xã này rồi. Bây giờ các cháu tuổi trẻ đi công ty còn tuổi già mong sao cứ giữ được cái nghề này phát huy được lâu dài. 

Để duy trì làng nghề, xã Chi Lăng thành lập HTX dịch vụ nón lá với hơn 1.000 thành viên. Trung bình mỗi ngày làm ra hàng nghìn sản phẩm. Giá thị trường dao động khoảng 30.000 đồng đến 120.000 đồng/ chiếc nón tuỳ theo mẫu mã. 

Nhưng dù ở mức giá nào thì đặc điểm khiến nón lá Chi Lăng được ưa chuộng vẫn là sự mượt mà, chắc chắn. Chiếc nón lá đẹp không chỉ ở hoa văn, mà còn đạt các yếu tố như lá trắng, các mũi khâu đều tay, lỗ kim nhỏ không lọt nắng.

Ông Nguyễn Văn Duân, Giám đốc HTX dịch vụ nón lá Chi Lăng, huyện Hưng Hà: Tất cả mọi người sau khi làm mùa vụ, những khi nhàn rỗi, bà con tập trung làm. Tuy là nghề phụ nhưng thu nhập tương đối đều. Chúng tôi cũng đang cố gắng giao lưu với 1 số tư thương vận chuyển hàng hoá nhiều nơi, thu mua và bao tiêu để đảm bảo hàng luôn tiêu thụ được.

Để nâng cao kỹ thuật làm nón, nhiều người dân Chi Lăng còn chủ động đi tham quan, học hỏi thêm kỹ thuật trang trí và sản xuất các loại nón chất lượng cao. Sản phẩm nón lá Chi Lăng không chỉ phát triển ở Thái Bình, mà đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Địa phương cũng có nhiều biện pháp giúp đỡ bà con xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, quảng bá theo hướng du lịch và xuất khẩu.

Hà My

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...