Tăng cường đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:00:00
567 lượt xem

Thái Bình đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhất là gần đây có hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài rót vốn vào Khu kinh tế Thái Bình. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, chế tạo máy, công nghệ thông tin… được các doanh nghiệp FDI đặc biệt quan tâm. Trước thực tế này, nhiều giải pháp tăng cường đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển được triển khai hiệu quả. Ghi nhận tại trường Cao đẳng Nghề Thái Bình.

Tiết thực hành của sinh viên khoa Điện – Điện tử, trường Cao đẳng Nghề Thái Bình không chỉ được hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác, giới thiệu rõ từng khí cụ, sinh viên còn có cơ hội tham gia thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ còn được trau dồi kỹ năng cơ bản và nâng cao, từ đó sẵn sàng hành trang đầy đủ trước khi tham gia thị trường lao động.

Sinh viên Lương Tuấn Tú, trường Cao đẳng Nghề Thái Bình: Trong quá trình thực tập tại DN SX, chúng em được tiếp xúc với công việc cụ thể của NLĐ và làm quen với môi trường lao động SX thực tế, hình thành được tác phong công nghiệp, tự tin áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với NLĐ trong thời đại 4.0.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước, trường Cao đẳng Nghề Thái Bình xác định, việc nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường, nhu cầu thực tế của xã hội phải đi trước một bước. 

Từ định hướng này, nhà trường thường xuyên rà soát, điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề đào tạo, căn cứ vào khảo sát thực tế. Hiện trường có 5 khoa, đều là những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, như: May thời trang, Điện - Điện tử, Cơ khí - Động lực, Công nghệ thông tin,… 

Giảng viên Hoàng Thị Nga, trưởng khoa May thời trang, trường Cao đẳng Nghề Thái Bình: Đào tạo nghề khác đào tạo văn hoá, đào tạo nghề phải cầm tay chỉ việc. Các thầy cô trau dồi những công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại tại DN, đổi mới và chỉnh sửa chương trình đào tạo phù hợp điều kiện thực tế của DN theo hướng 70% thực hành, 30% lý thuyết.

 

Mỗi năm, Trường Cao đẳng Nghề Thái Bình đào tạo cho thị trường gần 1.000 lao động. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt gần 100%. Nhà trường đang tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp.

Tiến sĩ Đặng Nguyên Mạnh, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Thái Bình: Một trong những định hướng chúng tôi cho rằng rất quan trọng là tiếp tục kết hợp với các DN để điều chỉnh bổ sung, xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến theo hướng thực hành. Chúng tôi cũng đang xúc tiến tích cực việc mời DN tham gia sâu vào các hoạt động của nhà trường, đặt hàng cụ thể đối với nhu cầu của DN với từng vị trí việc làm… 

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH, năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu sử dụng khoảng 12.000 lao động. Năm 2025, cần hơn 78.000 lao động và năm 2030 sẽ là hơn 82.000 lao động. Những giải pháp thiết thực gắn đào tạo nghề với thực tế đang được các nhà trường triển khai, đã trở thành xu hướng tất yếu mang lại “lợi ích kép”, vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, rút ngắn khoảng cách lý thuyết và thực hành tại cơ sở, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Thái Bình. 

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...