Khởi nghiệp từ đồ chơi cho trẻ

Thứ 3, 09/01/2024 | 00:00:00
927 lượt xem

Hành trình khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng với sức trẻ, tinh thần sẵn sàng vượt khó, không ngại thử nghiệm những điều mới mẻ, nhiều đoàn viên, thanh niên tại Thái Bình đã nỗ lực làm chủ công nghệ, kiên trì hướng tới thành công. Anh Quản Quốc Quân, ở xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư là một trong số đó. Từ thợ cơ khí, với tinh thần dám nghĩ dám làm, anh đã trở thành chủ cơ sở sản xuất đồ chơi cho trẻ.

Anh Quản Quốc Quân, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư điều chỉnh máy móc để thiết kế ra sản phẩm 

Từng học nghề ở các xưởng sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc, sau đó lại làm tại một vài công ty chuyên về cơ khí chế tạo máy tại Hà Nội, anh Quân đúc rút cho mình rất nhiều kinh nghiệm về máy móc và công nghệ. Ban đầu khi mới trở về quê hương, anh mở xưởng sản xuất gia công cho các công ty lớn. Đến năm 2021, ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn hàng bị tạm dừng, anh quyết định thay đổi chiến lược, định vị sản xuất một sản phẩm bán thẳng ra thị trường, thay vì qua công ty như trước. Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng về đồ chơi cho trẻ thân thiện với môi trường, anh nghiên cứu sản xuất xe tập đi bằng gỗ. 


Anh Quản Quốc Quân, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư: “Bản thân tôi xuất thân từ thợ kỹ thuật nên vốn kiến thức về sản phẩm thì có nhưng vốn kiến thức về bán hàng, marketing thì bằng 0. Sau đó dần dần mỗi năm 1 chút mình biết thêm được về cả bán hàng và marketing, từ đó mới đẩy được sản phẩm ra thị trường xa hơn, rộng hơn, tiếp cận được khách hàng cả trong và ngoài tỉnh.”

Mỗi tháng, trung bình cơ sở làm ra hơn 1.500 sản phẩm

Nguyên liệu chính của sản phẩm đồ chơi tại xưởng sản xuất của anh Quân là gỗ thông được sấy khô, nhập từ miền Nam. Sản phẩm hoàn thiện phủ sơn màu sắc hoặc đánh bóng. Những loại sơn này đều có độ an toàn với trẻ theo tiêu chuẩn thế giới. Mỗi tháng, trung bình cơ sở làm ra hơn 1.500 sản phẩm, tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh, lợi nhuận hàng năm khoảng 150 – 200 triệu đồng. 


Anh Quản Quốc Quân, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư: “Về cơ bản thì khi sản phẩm được đóng gói thì từ đó nó đã qua đến 2 khâu kiểm tra rồi. Chất lượng phải ổn định đã, giá cả so với đối thủ, chiến lượng về hậu mãi, tạo uy tín với khách hàng, từ đó mình giữ chân được khách hàng và thêm những khách hàng khác nữa.”  




Bà Bùi Thị Mơ, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư: “Tôi làm ở đây công việc thì nhàn, thu nhập 4 triệu/tháng, gần nhà và thuận tiện cho tôi đi lại.”



Sản phẩm xe tập đi bằng gỗ của cơ sở anh Quản Quốc Quân, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, anh Quân định hướng bán hàng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử. Anh đang tiếp tục mở rộng thị trường và quy mô, mong muốn đưa sản phẩm đồ chơi thân thiện môi trường đến với nhiều gia đình Việt, tạo việc làm cho ngày càng nhiều lao động tại địa phương. 

Hà My


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...