Doanh nghiệp vật liệu xây dựng nỗ lực vượt khó

Thứ 3, 04/04/2023 | 00:00:00
3,899 lượt xem

Thị trường bất động sản đóng băng, nhu cầu xây dựng giảm mạnh khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó. Nỗ lực thay đổi bằng các giải pháp cụ thể từ chiến lược kinh doanh đến tiết giảm chi phí sản xuất đang được các doanh nghiệp triển khai thực hiện để ổn định sản xuất và duy trì tăng trưởng.

Kết thúc tháng 3, doanh nghiệp này tồn kho khoảng 600 nghìn m2 gạch ốp lát các loại. Trong khi đó thì các dây chuyền sản xuất vẫn phải chạy hết 100% công suất vì là dây chuyền khép kín chạy 24/24 nên không thể dừng lò ở bất cứ thời điểm nào. Cứ tình hình này thì sản lượng tồn khó của doanh nghiệp tiếp tục tăng trong quý 2.



Ông Bùi Hữu Trường - GĐ Nhà máy gạch men Cerinco, KCN Tiền Hải:

"Hiện nay chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do chi phí sản xuất ban đầu cao, trong khi giá bán ra rất là thấp vì vậy mà hàng tồn kho chúng tôi còn lại rất nhiều. Hiện nay chúng tôi phải nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm"



Doanh nghiệp sản xuất gạch men là vậy còn các doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh cũng không khá hơn. Tại Công ty cổ phần gốm sứ Long Hầu kết thúc quý 1 năm nay, đơn vị đã sản xuất gần 100.000 sản phẩm sứ vệ sinh tăng trên 10%, giá trị sản xuất tăng 150% so với cùng kỳ năm 2022. Nhưng doanh thu lại giảm tới 23% so với cùng kỳ năm 2022. Để bù đắp khó khăn từ thị trường vật liệu xây dựng, doanh nghiệp này đang tập trung mạnh vào mảng thị trường sứ dân dụng để kéo lại tăng trưởng doanh thu.


Ông Bùi Quốc Phòng - PGĐ C.ty CP Gốm sứ Long Hầu, KCN Tiền Hải:

"Trong những tháng còn lại chúng tôi sẽ tập trung đầu tư chiều sâu để cải thiện năng lực sản xuất, cũng như công suất sản xuất. Đặc biệt là đầu tư các thiết bị tự động hóa cao để cải thiện chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh"



Để tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất, các cấp các, các ngành đang nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp bằng các giải pháp cụ thể từ quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Tập trung hướng vào các nhóm khách hàng, thị trường mới.


Bà Ngô Thị Liên - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương:

"Chúng tôi phối hợp với cục xuất nhập khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tận dụng lợi thế ưu đãi về thuế quan trong hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên. Ứng dụng thương mại điện tử trong thúc đẩy xuất khẩu như tham gia các sàn giao dịch điện tử trong và ngoài nước"


Với sự nỗ lực tự thân của mỗi doanh nghiệp cùng với sự đồng hành của các cấp, các ngành và sự chia sẻ của người lao động. Tin tưởng rằng không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng mà cả cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh sẽ vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2023./.

 Hữu Phước

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...