Không chủ quan với sốt xuất huyết

Thứ 7, 10/12/2022 | 00:00:00
442 lượt xem

Số ca mắc xuất huyết tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương. Các chuyên gia cảnh báo, tháng 12 là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Đáng lo ngại là tâm lý chủ quan đang xuất hiện ở một bộ phận người dân, dù các trường hợp sốt xuất huyết nội sinh vẫn liên tiếp được phát hiện và số ca nhập viện trong tình trạng nặng cũng tăng cao.

Mặc dù không mưa nhưng những khu nhà trọ vẫn tồn tại bể nước đọng

Dù đã nhiều ngày liền trời không mưa, nhưng những bể nước đọng vẫn tồn tại trong các hộ dân, nhất là một số khu nhà trọ. Đáng ngại là có người thậm chí không nắm được cách lây truyền của bệnh, và cũng không quan tâm đến biện pháp phòng chống dịch. 



Người dân: “Đây là khu trọ mà đông người ở, nhà này nhà kia cũng không giữ gìn sạch sẽ cho lắm.”







Người dân: “Giờ chưa ốm thì em không biết, khi nào bị thì vào viện thôi.”


Từ đầu năm đến nay, Thái Bình ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, Thái Bình ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó gần 1 nửa là nội sinh. Hiện các bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca điều trị nội trú. Nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nghiêm trọng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng... Không ít người khi bị sốt thì nghĩ do Covid-19, cúm, hoặc một số bệnh khác, không nghĩ tới sốt xuất huyết, đến khi đi khám thì đã ở tình trạng nặng.




Bệnh nhân: “Tôi chỉ biết là bị sốt thôi, không biết là bị sốt xuất huyết. Ở dưới quê thì muỗi cũng có, nhà cũng nuôi gà, có nơi sinh sản của muỗi.”




Bác sĩ CKI Nguyễn Duy Lập, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đông Hưng: “Một là phải phòng ngoại cảnh, chú ý nằm màn. Vệ sinh trong nhà, vại nước, chum nước phải đổ đi. Vại nào dùng nước thì phải thả cá để diệt loăng quăng. Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau họng, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt liên tục trong vòng 3 – 7 ngày thì phải đến cơ sở y tế sớm để khám sàng lọc, tránh yếu tố rủi ro.”


Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết khi được chỉ định chăm sóc tại nhà thì cần chú ý theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu toàn thân. Nếu đau mỏi người kèm sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì có thể gây chảy máu. Không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cũng cần lưu ý đến các biểu hiện tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu – Đó là dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện ngay.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...