Bàn giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hoá dịp Tết

Thứ 6, 09/12/2022 | 00:00:00
390 lượt xem

Tết Nguyên đán rất gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị về công tác chuẩn bị Tết, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, kết hợp với phiên họp thường kỳ của Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 12 diễn ra tại Hà Nội sáng 8/12.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện các địa phương chia sẻ, sau dịch COVID-19, người dân có xu hướng tăng chi tiêu cho mua sắm. Thị trường hàng hoá giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão được dự đoán sôi động hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa tăng cộng với việc Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên việc dự trữ cho dịp Tết Nguyên đán đã và đang được các địa phương, doanh nghiệp gấp rút triển khai. 

 Bà Nguyễn Thị Phương – Phó Tổng thường trực, chuỗi VinMart  “ Những mặt hàng có sức tiêu thụ rất lớn chúng tôi đã làm việc với nhà cung cấp để tăng sản lượng lên bởi dự báo mức tiêu thụ tăng từ 10-20% chúng tôi dự đoán doanh số Tết tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái”


Theo báo cáo của các địa phương, năm nay, việc dự trữ hàng hoá tăng khoảng 10-12% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống/thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường...Tuy nhiên, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá các mặt hàng thiết yếu năm nay tăng nhẹ so với năm trước. Bộ Trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao sự chủ động, tích cực triển khai từ sớm của các địa phương, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty trong việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ Trưởng Bộ Công Thương “ Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương có kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tại địa phương triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trườngvới lãi suất ưu đãi. Việc này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng nguồn vốn dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...