Trong rất nhiều gia đình hiện nay, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trở nên khó khăn hơn làm gia tăng những mẫu thuẫn, khoảng cách giữa các thành viên, biến gia đình trở thành “tổ lạnh”. Việc không có tiếng nói chung, cha mẹ áp đặt con cái làm theo ý mình vô hình chung làm mất đi sự kết nối giữa các thành viên, thậm chí đứa trẻ mất kết nối với chính mình và dẫn đến những hệ lụy khó lường.
“Bản thân con cũng nhiều lần muốn tự sát tại vì do tác động của gia đình. Bố mẹ cũng nhiều lần đặt nặng vấn đề học hành lên con và cũng nhiều lần nói những câu nói đi quá giới hạn. “Tao thà không có đứa con như mày còn hơn.”
Đó là tâm sự của một trẻ em bị mất kết nối với cha mẹ khiến em bị tổn thương và bế tắc trong cuộc sống. Theo chuyên gia tâm lý, xem đây như một chấn thương tâm lý của trẻ.
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương - Chuyên gia Tâm lý: Những đứa trẻ nào mà lớn lên trong gia đình bố mẹ không hòa thuận dẫn đến xung đột, cãi vã thậm chí là bạo hành nhau nữa, thì nó sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ, ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ và ảnh hưởng đến hành vi, đặc biệt là quan hệ của trẻ trong tương lai, không chỉ với người mình yêu mà cả với những đứa con của mình. |
Thực tế, xung đột giữa con cái và cha mẹ là không tránh khỏi trong cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, mâu thuẫn ngày càng tăng khi con bước vào tuổi dậy thì. Sự không quan tâm, không nhận ra được sự thay đổi của con trong giai đoạn này tạo một hố sâu ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.
Học sinh Cao Thành Long: Con có làm bạn với rất nhiều người thì con nhận ra các bạn đều có vấn đề tâm lý trong bản thân mình ít nhiều mà đôi khi các bạn không có sự chia sẻ từ bố mẹ hoặc những người thân xung quanh, mà các bạn khá khó khăn trong việc đối mặt với những vấn đề đấy.
Một số cha mẹ và con cái do có cái tôi quá cao, không chịu nhường nhịn nhau, cũng không xin lỗi nhau khi làm sai dẫn đến mẫu thuẫn rất lớn, thậm chí có những hành động mất kiểm soát.
Phụ huynh: Tôi đã từng nói khi ấy không nghe và thậm chí còn bật cả tin vi to át tiếng đi thì lúc đấy tư tưởng của mình căng thẳng, mất kiểm soát. Lúc đấy tôi cầm búa tôi đập tan ti vi. Sau này ngẫm lại mới thấy hành động của mình không đúng.
Theo các chuyên gia, ngoài tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, điều con cần còn là sự tôn trọng và thấu hiểu như những người bạn từ chính bố mẹ của mình.
Chị Nguyễn Thị Mai Hương – Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: cha mẹ phải thể hiện mình là người bạn tốt với con thế nào, trong từng hành vi ứng xử, lắng nghe thấu hiểu đồng hành với con ntn. Điều đó nó thuộc phạm trù giáo dục gia đình, mỗi gd có những hướng tiếp cận khác nhưng có mục tiêu chung là sự tôn trọng, tình yêu thương, lòng trắc ẩn của các thành viên với nhau. |
Trong cuộc sống với những gánh nặng cơm áo, gạo tiền hay tham vọng làm giàu mà cha mẹ ít dành thời gian cho con cái. Cùng với đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội khiến nhiều đứa trẻ đắm chìm trong thế giới ảo, càng khó kết nối với bố mẹ. Bởi vậy, để hiểu điều con cần, thứ con muốn cha mẹ hãy gần gũi, tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để trở thành người bạn tốt của con.
Theo TTXVN
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...