Phụ nữ Đông Hưng thi đua phát triển kinh tế

Thứ 2, 31/10/2022 | 00:00:00
1,115 lượt xem

Đảm đang, trung hậu, tự tin… những phụ nữ ở huyện Đông Hưng ngày càng khẳng định mình trên các lĩnh vực. Đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế hiệu quả, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Trang trại nuôi thỏ của bà Bích được gây dựng 3 năm nay tại xã Đông Động, huyện Đông Hưng. Hiện trang trại nuôi 2.000 thỏ được chia làm 2 khu, khu nuôi thỏ thương phẩm và khu nuôi thỏ sinh sản. Chăn nuôi theo quy trình khép kín, chuồng trại được lắp đặt hệ thống làm mát, quạt thông gió, đảm bảo nhiệt độ phù hợp để thỏ phát triển. Nhờ vậy đàn thỏ phát triển nhanh. Trung bình mỗi năm trang trại xuất bán từ 8-10 tấn thỏ thương phẩm.

Bà Đào Thị Bích, xã Đông Động, huyện Đông Hưng

Con thỏ này thì nó rất là dễ nuôi mà hiệu quả cao nên chúng tôi chọn nuôi thỏ. Một năm tôi thu được khoảng 300 triệu. Gia đình còn tự tạo nguồn giống lai tạo tốt và để không có mùi hôi thải ra nên nuôi thêm giun trùn quế. 

Tiên phong trong phát triển kinh tế, tại nhiều địa phương, chị em phụ nữ mạnh dạn nhận về những thửa ruộng cấy lúa cho hiệu quả thấp, cải tạo, đưa những cây như: thanh long, táo, hay hoa, cây cảnh,… để trồng thay thế. Sự sáng tạo được thể hiện trong từng mô hình.

Như tại khu vườn của bà Nguyễn Thị Tuyến, xã Minh Phú. Căn cứ vào không gian phát triển của từng loại cây, bà Tuyến xây dựng mô hình kinh tế đa tầng, trên trồng thanh long, dưới trồng đinh lăng, gừng theo hướng hữu cơ, tạo sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, xã Minh Phú, huyện Đông Hưng

Khi chuyển đổi như trên, chúng tôi thấy nhàn hơn cấy lúa. Do ở khu này cấy lúa kém hiệu quả nên khi gia đình tôi được chuyển đổi, đã quy hoạch, tận dụng đất, tránh cỏ mọc và tăng thêm thu nhập cho gia đình. 

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua, nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp được đưa về các địa phương bởi chính những người phụ nữ đang từng bước giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động nữ lúc nông nhàn và phụ nữ trung tuổi, góp phần nâng cao đời sống cho gia đình hội viên, phụ nữ.

Chị Phạm Thị Thanh Nhàn, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng

Nghề mây tre đan này mình chính thức đưa vào địa phương từ năm 2003. Trong những năm đầu thì nó cũng vất vả vì công nhân đan cũng như kỹ thuật còn hạn chế. Nhưng rồi cứ sau mỗi một năm, mình lại mở những lớp đào tạo nâng cao tay nghề cũng như là thêm những thành viên mới để phát triển nghề mây tre đan tiến bộ. 

Hàng trăm mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ ở các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế đã góp phần tạo nên những đổi thay ở những vùng quê nông thôn mới. 

Thu Trang 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...